Thực hiện phân cấp, phân quyền rõ ràng trong việc quản lý tài sản công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 95 - 98)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.1. Thực hiện phân cấp, phân quyền rõ ràng trong việc quản lý tài sản công

phù hợp với trình độ của cán bộ KBNN các cấp

Một là: Phân rõ quyền hạn, trách nhiệm quản lý kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công.

Phân cấp quản lý tài sản là một chủ trương đúng đắn của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tuy nhiên hướng hoàn thiện quản lý tài sản phải gắn liền phân cấp

quyết định đầu tư, mua sắm tài sản với phân cấp nhiệm vụ chi của KBNN các cấp, tương quan với nguồn kinh phí khoán.

Xây dựng cơ chế khuyến khích cấp dưới chủ động tiết kiệm kinh phí hoặc tìm kiếm cân đối các nguồn tài chính để đầu tư, mua sắm tài sản theo các nhu cầu cụ thể của đơn vị mình. Theo phân cấp quản lý, KBNN cấp trên chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra KBNN cấp dưới trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư, mua sắm tài sản; tổ chức quản lý tài sản tập trung để gia tăng khả năng khai thác tài sản trong toàn hệ thống.

Trong phân cấp cần đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nguồn tài chính và quyền quyết định đầu tư, mua sắm tài sản của người có thẩm quyền đảm bảo tính minh bạch, đồng thời gắn trách nhiệm giải trình về tình hình phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị. Cụ thể, về nguồn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản của KBNN cấp tỉnh bao gồm: (i) Nguồn kinh phí được cấp trên phân bổ theo kế hoạch; (ii) Nguồn kinh phí tiết kiệm sau khí trích lập các Quỹ theo cơ chế khoán chi; (iii) Nguồn kinh phí do NSĐP hỗ trợ hoặc nhận tài trợ, biếu, tặng từ các tổ chức, cá nhân.

- Nguồn kinh phí được phân bổ giữa các cấp được thực hiện thống nhất theo dự toán, kế hoạch và theo quy định của Bộ Tài chính để đơn vị tổ chức thực hiện.

- Nguồn kinh phí tiết kiệm sau khi trích lập các Quỹ theo quy định, cần thực hiện theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cấp dưới để các cấp chủ động trong việc đầu tư, mua sắm tài sản phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị, qua đó khuyến khích cấp dưới tiết kiệm kinh phí.

- Nguồn kinh phí do NSĐP hỗ trợ hoặc do các tổ chức, cá nhân tài trợ, biếu, tặng như: Hỗ trợ trực tiếp kinh phí bằng tiền hoặc trang cấp tài sản dưới dạng hiện vật (xe ô tô, xe máy, tàu, thuyền…) cần phân cấp cho người có thẩm quyền KBNN cấp dưới toàn quyền điều hành quản lý, sử dụng để mua sắm tài sản bằng nguồn vốn NSĐP.

Phân cấp quản lý nguồn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản cần được quy định cụ thể về phạm vi, nhiệm vụ thực hiện đối với từng cấp quản lý để đảm bảo tính cân đối, tính chủ động về nguồn tài chính của KBNN các cấp. Nghiêm cấm việc chi đầu tư, mua sắm tài sản khi chưa có trong dự toán và những phát sinh ngoài kế hoạch mà chưa được duyệt.

Hai là: Quy định rõ thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm tài sản công theo phân cấp quản lý.

- Về đầu tư XDCB: “Theo Luật Xây dựng năm 2014” KBNN Trung ương cần phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư, đồng thời thành lập BQL dự án chuyên trách đảm bảo quản lý đầu tư XDCB chặt chẽ, đúng chế độ. Trong đó, quy định Người quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với quyết định đầu tư của mình. Vì thế, KBNN nên quy định cho Giám đốc KBNN cấp tỉnh là được phép quyết định đầu tư theo tổng mức đầu tư cụ thể, để phù hợp phân cấp nhiệm vụ chi của KBNN Trung ương. Do vậy, cần thiết phải sửa đổi “Quyết định số 1418/QĐ-KBNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Tổng giám đốc KBNN về quy định thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình nhà cửa, vật kiến trúc và thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình” theo hướng phân cấp cho Giám đốc KBNN tỉnh được uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng, trong phạm vi dự toán ngân sách được Trung ương phân bổ và khả năng cân đối dự toán ngân sách của đơn vị mình.

Căn cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc gia tăng giá trị vật liệu xây dựng và nhu cầu sử dụng các phương tiện máy móc, thiết bị, tài sản có chất lượng cao… Do đó, dự toán đầu tư xây dựng công trình cấp huyện hiện nay cũng lớn gấp 3 đến 5 lần so với giai đoạn trước năm 2013. Cho nên, việc sửa đổi phân cấp tổng mức đầu lớn hơn so với quy định hiện hành tại Quyết định số 1418/QĐ-KBNN ngày 25/12/2015 của Tổng Giám đốc KBNN là cần thiết.

- Về mua sắm tài sản công:

KBNN cần quy định đơn giá 1 đơn vị tài sản hoặc giá trị lô TSCĐ để phân cấp, nhằm triển khai kế hoạch “mua sắm tài sản theo hình thức tập trung” được thuận lợi và đảm bảo phù hợp với hình thức “kế toán nội bộ tập trung”. Cụ thể:

+ “KBNN Trung ương mua tài sản có đơn giá: 200 triệu đồng/1đơn vị tài sản

trở lên (Ô tô, máy phát điện, thang máy, tàu, thuyền lớn); hoặc lô tài sản có giá trị 300 triệu đồng trở lên (Máy móc, sản phẩm công nghệ thông tin thiết bị, phụ kiện, phần mềm bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành; sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, văn hoá phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm khác để tuyên

+ KBNN tỉnh mua tài sản có đơn giá từ 5 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (máy phát điện công suất nhỏ, thuyền nhỏ, xuồng nhỏ); hoặc mua lô giá trị tài sản dưới 300 triệu đồng (máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc; vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động chuyên môn thường xuyên; máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác kho quỹ, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy; may trang phục ngành; máy in, máy fax, các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, tài sản là máy móc trang thiết bị và phương tiện làm việc; dịch vụ bảo hiểm các loại tài sản khác).

+ KBNN huyện mua các tài sản có giá trị dưới 5 triệu đồng/1 đơn vị tài sản; hoặc mua lô tài sản có giá trị nhỏ.

Ba là:Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công phải phù hợp với năng lực, trình độ quản lý của cán bộ cấp dưới.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công phải xét đến yếu tố con người như: Khi xây dựng cơ chế không những phải phù hợp với trình độ và năng lực của đối tượng quản lý - cán bộ KBNN các cấp mà còn phải phù hợp với trình độ của đối tượng quản lý - chủ đầu tư; đồng thời phù hợp với nguồn tài chính của các cấp, để vừa phát huy tính chủ động của cấp dưới, sự quản lý thống nhất của cấp trên.

Thông qua việc phân cấp, phân quyền trong việc quản lý đầu tư, mua sắm tài sản đã nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý đầu tư, mua sắm tài sản và đảm bảo tính công khai, minh bạch của cán bộ các cấp trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, thiết kế, danh mục tài sản, dự toán và lựa chọn nhà thầu. Đảm bảo tính độc lập, tránh sự chồng chéo, lồng ghép giữa KBNN các cấp. Đồng thời, phân cấp quản lý phải gắn liền với việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kiểm soát nội bộ của cấp trên đối với cấp dưới, tránh việc buông lỏng quản lý do phân cấp, phân quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)