Bài học kinh nghiệm quản lý TSNN cho KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 49 - 51)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.3. Bài học kinh nghiệm quản lý TSNN cho KBNN Thái Nguyên

Quản lý tài sản nhà nước là một vấn đề phức tạp, thực tiễn cho thấy có rất nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên, với cách thức quản lý ưu việt của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Công hoà Pháp, Canada và kinh nghiệp công tác quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước hải Dương, Phú Thọ cho thấy những bài học quý báu cho việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại Kho bạc

Nhà nước Thái Nguyên như sau:”

Một là, phải có một đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm chính về quản lý TSNN trong Kho bạc Nhà nước.

Để quản lý TSNN như trụ sở làm việc, phương tiện vận chuyển, thiết bị làm việc và các tài sản khác thông qua nhiều hình thức đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận điều chuyển. Tuy nhiên, công tác quản lý tài sản tại một số đơn vị còn bị buông lỏng; tình trạng sử dụng tài sản không đúng mục đích, lãng phí; Cho nên, ở một số nước đã thực hiện luật hoá công tác quản lý tài sản và thành lập bộ chuyên ngành để quản lý như Trung Quốc thành lập Bộ quản lý Công sản, Chính phủ Canada thành lập công ty Quản lý đất đai, bất động sản để quản lý tài sản, còn phương tiện vận tải giao cho Trung tâm Quản lý vận tải để quản lý ô tô chung theo phương thức cho thuê; Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương, Phú Thọ giao cho Phòng

Tài vụ và Văn phòng, Giám đốc Kho bạc huyện, thị quản lý…như vậy tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng TSNN tại Kho bạc cao hơn.

Hai là: Hệ thống các văn bản pháp luật để quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước phải được quan tâm quán triệt và thực hiện nghiêm túc.

Trong đó,quy định các tài sản sử dụng trong các cơ quan nhà nước đều có

giấy phép hợp pháp để quản lý, sử dụng như Cộng hoà Pháp; các tài sản không có nhu cầu sử dụng thì được bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê; Kho bạc Nhà nước Hải Dương, Phú Thọ đã chú trọng xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, sử dụng tài sản…đều phải tuân thủ theo quy chế nội bộ đã ban hành…

Ba là, Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý, sử dụng TSNN tại KBNN

Việc phân cấp quản lý tài sản trong các cơ quan nhà nước được Chính phủ các nước tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh phân cấp gắn quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản (ở cấp chính quyền địa phương cơ sở); việc ban hành các chính sách, chế độ được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, tuy nhiên thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng mới, mua sắm, xử lý tài sản nhà nước được phân cấp mạnh mẽ theo chế độ phân cấp ngân sách.

Ở Canađa, việc quản lý xe ôtô được giao cho Trung tâm vận tải quản lý,

nên tính chuyện nghiệp hoá rất cao. Các cơ quan nhà nước muốn sử dụng phương tiện vận tải phải thuê theo hợp đồng. Như vậy, tính chuyên nghiệp được thể hiện từ việc bố trí sắp xếp xe ô tô, đến việc sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ phương tiện.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)