Đánh giá việc quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản tại Kho bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 54)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3. Đánh giá việc quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản tại Kho bạc

Thái Nguyên

Đánh giá hiệu quả thực thi và tính thống nhất trong các hình thức mua sắm tài sản tại KBNN tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp đánh giá:

- Dựa vào các văn bản pháp lý quy định về mua sắm tài sản tại KBNN Thái Nguyên để đánh giá tính thống nhất trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

- Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong chấp hành dự toán đầu tư XDCB…. - Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong chấp hành dự toán mua sắm tài sản….

- Thống kê, so sánh kết quả giữa việc xây dựng các định mức mua sắm tài sản cho từng hạng mục, chức danh... với thực tế hiện có của KBNN tỉnh Thái Nguyên.

2.3.3. Đánh giá việc quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản tại Kho bạc nhà nước Thái Nguyên nước Thái Nguyên

Đánh giá tính thống nhất trong việc thực hiện các văn bản hướng dẫn quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản tại KBNN tỉnh Thái Nguyên như: Quy định về chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm kê tài sản.

Phương pháp đánh giá:

Cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Các khoản thuế +

Các chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ đến thời điểm đưa vào sử dụng

Các “chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ đến thời điểm đưa vào sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các

chi phí liên quan trực tiếp khác.”

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế

Nguyên giá

TSCĐ =

Giá thành thực tế xây

dựng hoặc tự chế +

Các chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ đến thời điểm đưa vào sử dụng - Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng:

Nguyên giá

TSCĐ =

Giá quyết toán công trình xây dựng

hoàn thành đưa vào sử dụng +

Các chi phí liên quan trực tiếp khác (nếu có) - Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng

Nguyên giá

TSCĐ =

Giá trị thực tế của tài sản

được Hội đồng đánh giá lại tài sản định giá - Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp; được điều chuyển đến Nguyên giá

TSCĐ =

Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán hoặc Hội đồng đánh giá lại tài sản định giá

+ Các chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ

đến thời điểm đưa vào sử dụng - Thực hiện các văn bản pháp lý về quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản tại Kho bạc nhà nước Thái Nguyên.

- Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong việc chấp hành quyết toán đầu tư XDCB….

2.2.4. Công tác quản lý, công tác kiểm tra, giám sát tài sản tại Kho bạc nhà nước Thái Nguyên

Đánh giá kết quả quản lý, kiểm tra, giám sát của bộ máy quản lý sát tài sản tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên dựa trên các phương pháp sau:

- Dựa vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý tài sản tại KBNN tỉnh Thái Nguyên (như quy chế, quy định, hướng dẫn…) để đánh giá ưu, nhược điểm và những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát chung về quá trình phát triển và tình hình tài sản tại Kho bạc nhà nước Thái Nguyên nhà nước Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình phát triển, chức năng và nhiệm vụ của KBNN Thái Nguyên

3.1.1.1 Khái quát quá trình phát triển của Kho bạc nhà nước Thái Nguyên

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân Khố trực thuộc Bộ Tài chính vào ngày 29 tháng 5 năm 1946. Đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong việc thành lập KBNN Việt Nam. Nhiệm vụ của Nha Ngân Khố là tập trung các khoản thu về thuế, đảm vụ quốc phòng, tiền thu công phiếu kháng chiến, quản lý và giám sát các khoản cấp ngân sách; Thực hiện các thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính, tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn quốc nhằm mục đích thu hẹp, loại bỏ ảnh hưởng của đồng Đông Dương và các loại tiền khác của địch.Tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính. Cùng với sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam năm 1951; KBNN cũng được thành lập, là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính với nhiệm vụ chủ yếu quản lý thu - chi Quỹ NSNN; Nhiệm vụ quản lý và điều hành Quỹ NSNN được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước. Sau một thời gian tổ chức nghiên cứu thí điểm, rút kinh nghiệm KBNN đã được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức; Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT ngày 4 tháng 01 năm 1990 thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; Hệ thống KBNN được tổ chức thành 3 cấp: Cấp Trung ương có Cục KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; Cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) có Chi cục KBNN; Cấp huyện, quận và cấp tương đương có Chi nhánh KBNN. Ngày 1 tháng 4 năm 1990, hệ thống KBNN đã hoàn chỉnh cả về quy mô, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước. Với tư

cách là một tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước và điều hành Quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác theo nhiệm vụ được giao. Thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển qua phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật

3.1.1.2 Chức năng của Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

KBNN Thái Nguyên là một tổ chức trực thuộc KBNN có trụ sở tại tổ 3, phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Thái Nguyên có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên và các ngân hàng thương mại nhà trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. KBNN Thái Nguyên chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của KBNN, có chức năng thực hiện nhệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật

3.1.1.3Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các Kho bạc nhà nước cấp huyện thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy đinh và hướng dẫn của KBNN và các bộ, ngành liên quan; Tập trung, hạch toán các khoản thu NSNN theo từng cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh và có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác thực hiện thu cho NSNN theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện chi NSNN và chịu trách nhiệm kiểm soát trong thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Có quyền từ chối không thực hiện thanh toán, chi trả các khoản chi không chính xác, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo hướng dẫn của Kho bạc nhà nước; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và theo hướng dẫn của Kho bạc nhà nước. Phối hợp với các đơn vị có liên quan, thực hiện tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc xây dựng và triển khai các đề án huy động vốn trên địa bàn; Quản lý, điều hoà tồn ngân Kho bạc nhà nước theo hướng dẫn của Kho bạc

nhà nước; thực hiện tạm ứng tồn ngân Kho bạc nhà nước cho NSNN địa phương theo quy định của Bộ Tài chính; Quản lý quỹ ngân sách tỉnh, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị gửi tại KBNN tỉnh; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc nhà nước tỉnh và các Kho bạc nhà nước huyện trực thuộc; Mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên và tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện việc giao dịch, thanh toán theo chế độ quy định. Đồng thời, thực hiện kiểm soát tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN tỉnh. Tổ chức hoạt động đối chiếu và quyết toán liên kho bạc tại địa bàn tỉnh; Tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN kết hợp với hoạt động nghiệp vụ KBNN như: Lập báo cáo, thống kê, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc nhà nước tỉnh và trên địa bàn toàn tỉnh; Tổ chức quản lý, cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh và các KBNN cấp huyện; Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động Kho bạc nhà nước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, lao động hợp đồng và công tác đào tạo, bồi dưỡng của Kho bạc nhà nước tỉnh theo phân cấp của Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước; Tổ chức thực hiện công tác thi đua và khen thưởng theo quy định; Quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ Kho bạc nhà nước tỉnh theo quy định; Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch theo quy định của Kho bạc nhà nước; Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước giao; Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật

3.1.1.4 Kết quả hoạt động chủ yếu của KBNN Thái Nguyên trong thời gian qua

Gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, KBNN Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tích, nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý cấp trên. Đặc biệt năm 2016, Kho bạc Thái Nguyên vinh dự được nhận huân chương lao động hạng nhất, ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu hết mình vì sự nghiệp tài chính của tập thể cán bộ cơ quan.

Một số thành tích khen thưởng nổi bật trong những năm gần đây: Năm 2005: Huân chương lao động hạng Ba

Năm 2006: UBND tỉnh tặng cờ thi đua Năm 2007: Bằng khen của Bộ Tài chính

Năm 2008: Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen Năm 2009: Bằng khen của UBND tỉnh

Năm 2010: Cờ thi đua Bộ Tài chính

Năm 2011: Bằng khen của UBND tỉnh Thái Nguyên Năm 2012: Huân chương lao động hạng hai

Năm 2016: Huân chương lao động hạng nhất Năm 2017: Bằng khen của Bộ Tài chính

Có thể thấy rằng, trong những năm qua cùng với sự nỗ lực, cố gắng cán bộ, công chức toàn ngành. KBNN Thái Nguyên đã khẳng định được vai trò của mình trong bộ máy quản lý tài chính của Nhà nước và là công cụ quan trọng quản lý Quỹ NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đạt kết quả cao trong việc thực hiện tốt

nhiệm vụ được giao của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương”.

3.1.2. Tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước Thái Nguyên

Mô hình KBNN Thái Nguyên được tổ chức như sau: Một (01) KBNN tỉnh, Chín (09) KBNN tại các huyện, thành phố, thị xã.

Tại Cơ quan KBNN tỉnh cơ cấu tổ chức gồm: Một (01) Giám đốc KBNN tỉnh và hai (02) Phó Giám đốc được gọi chung là Ban Giám đốc; Bẩy (07) phòng nghiệp vụ.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

(Nguồn số liệu: Phòng tổ chức cán bộ)

3.1.3. Tình hình tài sản tại KBNN Thái Nguyên

KBNN Thái Nguyên được thành lập năm 1997, trên cơ sở chia tách KBNN Bắc Thái thành KBNN Thái Nguyên và KBNN Bắc Kạn, qua đó tài sản KBNN Thái Nguyên được hình thành trên cơ sở tách tỉnh.

Ngay từ ngày đầu thành lập, những tài sản cần thiết được KBNN Trung ương quan tâm trang cấp để đáp ứng tối thiểu nhu cầu hoạt động của đơn vị. Đồng thời, trong quá trình hoạt động KBNN Thái Nguyên tiếp tục được đầu tư xây dựng mới về trụ sở, công trình phụ trợ, vật kiến trúc, trang thiết bị, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ và vật tư để đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn của đơn vị. Hàng năm, tài sản của KBNN Thái Nguyên được gia tăng, năm sau cao

hơn năm trước với mức trung bình của giai đoạn từ năm 2014 - 2018 là 3,4 tỷ đồng/năm, trong đó nhóm TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn (theo bảng 3.1).

Bảng 3.1 Tình hình tài sản tại KBNN Thái Nguyên

Đơn vị: 1.000 đồng

TT Loại tài sản Giai đoạn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I TSCĐ hữu hình 124.437.836 127.075.321 129.091.692 131.602.034 134.909.974

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 86.385.035 87.259.372 87.889.775 88.262.124 89.474.937

2 Máy móc, thiết bị 3.432.725 3.577.698 3.697.259 3.753.209 4.146.019

3 Phương tiện vận tải,

truyền dẫn 8.850.732 9.457.176 10.267.609 11.431.359 11.781.209 4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 25.769.344 26.781.075 27.237.049 28.155.342 29.507.809 II TSCĐ vô hình 90.667.135 90.807.660 91.080.600 91.263.669 91.633.103 1 Giá trị QSD đất 89.372.059 89.372.059 89.372.059 89.372.059 89.372.059 2 Phần mềm tin học 1.295.076 1.435.601 1.708.541 1.891.610 2.261.044 III Công cụ, dụng cụ 5.690.822 5.841.084 6.556.291 7.212.537 8.004.462 1 Công cụ văn phòng 145.397 151.672 171.540 230.732 252.523 2 Công cụ chuyên dùng 3.962.478 4.059.062 4.215.989 4.558.149 5.171.415

3 Công cụ truyền thông 14.578 17.130 19.380 25.732 29.202

4 Công cụ khác 1.568.369 1.613.220 2.149.382 2.397.924 2.551.322

Tổng cộng 220.795.793 223.724.065 226.728.583 230.078.240 234.547.539

Nguồn: KBNN Thái Nguyên

3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản tại KBNN Thái Nguyên

3.2.1. Công tác quản lý tài sản theo phân cấp tại KBNN Thái Nguyên

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2015; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2014 quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập, quyền sở hữu của Nhà nước; Quyết định số 2298/QĐ-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 929/QĐ-KBNN ngày 5 tháng 11 năm 2014 của Tổng giám đốc KBNN về việc phân cấp, uỷ quyền và tổ chức thực hiện lĩnh vực tài chính, tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)