Kinh nghiệm thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án ODA tỉnh lào cai (Trang 37 - 41)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn

1.2.1.1. Kinh nghiệm từ Ban QLDA phát triển đô thị Phủ Lý, dự án Phát triển đô thị Loại vừa tại Việt Nam, tiểu dự án thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (vay vốn ODA Ngân hàng thế giới WB).

Tại Ban QLDA ODA Phủ lý, ban Giám đốc và toàn thể đơn vị luôn coi “người lao động là tài sản quý giá nhất” - yếu tố quan trọng giúp Ban QLDA đạt được các mục tiêu phát triển và chính trị

Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu: Ban QLDA đại diện cho chủ đầu tư trực tiếp tổ chức quản lý và thực hiện Dự án cho đến khi các hạng mục công trình được nghiệm thu và đưa vào khai thác sử dụng. Trách nhiệm của Ban QLDA được xác định trên cơ sở các quy định về chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA trong Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ban hành ngày 08/8/2016 của Bộ KH&ĐT. Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Sau hơn 8 năm hoạt động Ban QLDA ODA Phủ Lý đã đạt được nhiều thành tựu, cơ bản đáp ứng yêu cầu về QLDA nước ngoài nguồn WB cho phát triển kinh tế

- xã hội thành phố Phủ lý và tỉnh Hà Nam. Trong những thành tựu đó, có sự đóng góp sức mạnh của đội ngũ CBCNV – chìa khóa quyết định thành công của Ban QLDA ODA Phủ lý.

Tính đến cuối năm 2019, tổng số CBCNV của Ban QLDA ODA Phủ lý là 27 người: lực lượng lao động qua đào tạo chiếm 100%, trong đó, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 92%. Điều đó cho thấy, nguồn nhân lực của Ban QLDA ODA Phủ lý có trình độ tương đối cao.

Xét về độ tuổi, lực lượng lao động Ban QLDA ODA Phủ lý là hợp lý (dưới 40 tuổi chiếm khoảng 41%; trên tuổi chiếm 59, như vậy cho thấy, sự phân bố độ tuổi vừa đảm bảo sự tích lũy kinh nghiệm của lao động, vừa có khả năng tiếp nhận các công nghệ mới, sẵn sàng cống hiến trong những giai đoạn phát triển chung.

Công tác đào tạo, phát triển ngồn nhân lực của Ban QLDA ODA Phủ lý đã được quan tâm đầu tư, có sự phối hợp thực hiện đồng bộ từ cơ quan chủ quản là UBND thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Các cơ chế, chính sách về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được xây dựng và từng bước hoàn thiện, tạo lập khuôn khổ pháp lý thống nhất trong các hoạt động của Ban QLDA ODA Phủ lý, như: xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, định mức kinh phí đào tạo hàng năm, quy định về hồ sơ cam kết của các cán bộ được cử đi học tập dài hạn, cách tính chi phí bồi hoàn, tiêu chuẩn được xét đào tạo chuyển tiếp lên bậc... Kế hoạch đào tạo được xây dựng khoa học, gắn kết với thực tiễn đồng thời thiết lập tầm nhìn dài hạn về đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm từng bước xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao, chuyên gia giỏi để thực hiện những mục tiêu trong chiến lược và kế hoạch phát triển của thành phố và của tỉnh Hà Nam.

Hàng năm, trung bình Ban QLDA ODA Phủ lý có gần 20 người được cử đi đào tạo trong các lĩnh vực và chuyên môn nâng cao, dưới nhiều hình thức: đào tạo dài hạn nâng cao trình độ, đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ do nhà tài trợ tổ chức, đào tạo lý luận chính trị,… các chương trình đào tạo được thiết kế, triển khai để phục vụ trực tiếp các mục tiêu chính của Ban QLDA.

Tính đến nay, Ban QLDA ODA Phủ lý có hơn 15 cán bộ CNV có kinh nghiệm làm việc từ 15 năm trở lên ở các lĩnh vực chuyên môn như: Quản lý đấu

thầu, giám sát dự án, môi trường xã hội, kế toán… được phân bổ đều cho các phòng với trình độ 100% tốt nghiệp đại học trở lên. Với lực lượng nhân lực này, Ban QLDA ODA Phủ lý đã chủ động được trong công việc được giao, đã đáp ứng cơ bản cho yêu cầu quản lý nguồn vốn vay WB của thành phố Phú lý.

Từ nay đến năm 2020, Ban QLDA ODA Phủ lý thực hiện thống nhất tiêu chuẩn cấp bậc, chương trình đào tạo nâng bậc của các chức danh lãnh đạo, tập trung xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao thông qua kế hoạch đào tạo.

Nội dung đào tạo sẽ được tiến hành thực hiện tại Ban QLDA ODA Phủ lý xây dựng dựa trên đánh giá về nhu cầu đào tạo được thực hiện bởi Sở UBND thành phố Phủ Lý. M c dù vậy, công tác đào tạo của Ban QLDA ODA Phủ lý hiện mới chỉ đáp ứng được một phần của nhu cầu đào tạo thực tế ngày càng nâng cao do yêu cầu cập nhật khoa học công nghệ.

Việc đào tạo cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, về công nghệ thông tin và về kỹ năng trong tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo là một trong những công tác quan trọng của việc tăng cường năng lực cho các địa phương. Việc tổ chức tốt công tác đào tạo quyết định sự thành công và duy trì tính bền vững của dự án, mỗi nội dung chỉ được đào tạo một lần trong cả toàn dự án.

1.2.1.2. Kinh nghiệm từ Ban quản lý đầu tư xây dựng thành phố Lai Châu

Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh Lai Châu được thành lập vào năm 2004, trong sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Lai Châu những năm vừa qua có sự đóng góp không nhỏ của Ban Quản lý dự án thành phố Lai Châu (Ban QLDA) trong việc quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố.

Trong những năm qua, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, cùng sự giúp đỡ và phối hợp ch t chẽ của các phòng, ban chuyên môn nên kết quả thực hiện các dự án của Ban QLDA đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các công trình được đầu tư đúng mục đích, phát huy hiệu quả, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đã và đang góp phần tạo nên bộ m t Thành phố Lai Châu năng động, khang trang và hiện đại để vững

vàng đi lên trong tiến trình hội nhập. Đối với công tác quản trị nhân sự Ban QLDA luôn đ t sự quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển, công tác đào tạo luôn được chú trọng nâng cao.

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo cụ thể từng năm mà Ban Quản lý dự án thành phố Lai Châu đề ra những mục tiêu đào tạo cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, với khẩu hiệu: “ Mỗi cán bộ công nhân viên là một chiến sĩ ”, nhìn chung các mục tiêu cơ bản bao gồm:

Tại Ban Quản lý dự án thành phố Lai Châu quy chế đào tạo được ban hành nhằm mục đích:

Bổ sung và đáp ứng kịp thời nhu cầu, kế hoạch về chất lượng nguồn nhân lực cho Công ty.

Khuyến khích CBCNV tại Ban học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện thuận lợi và các chế độ đãi ngộ thoả đáng, hợp lý cho CBCNV trong Ban tham gia đào tạo.

Tiêu chuẩn, đối tượng được đào tạo:

Đối tượng được cử đi đào tạo

- Là CBCNV có đủ các điều kiện sau:

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích trong công tác, có khả năng phát triển trong chuyên môn nghiệp vụ và có đủ điều kiện chiêu sinh của các khoá đào tạo.

- Tuổi đời không quá 50 đối với nam và 45 đối với nữ.

- Thu xếp được thời gian, điều kiện công tác khi tham gia đào tạo, được lãnh đạo các đơn vị và phòng Tổ chức – hành chính đề xuất cho Giám đốc cử đi đào tạo.

Đối tượng tự đi đào tạo:

- Là CBCNV không đáp ứng được các điều kiện về thời gian công tác tại Ban Quản lý dự án thành phố Lai Châu như đã quy định ở trên nhưng có nhu cầu và nguyện vọng đào tạo để nâng cao kiến thức thì được tham gia đào tạo nhưng phải được sự đồng ý của trưởng bộ phận liên quan.

Các trường hợp không thuộc diện xét cử đi đào tạo:

- Là những trường hợp không đáp ứng những điều kiện như đã quy định ở trên. - Đang trong thời gian thi hành kỷ luật ho c có sai phạm chờ xét xử.

- Không được sự đồng ý của trưởng bộ phận.

- Ngành nghề đào tạo không nằm trong kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Ban

Trường hợp khác: Lãnh đạo các đơn vị, Phòng Tổ chức – hành chính căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu đào tạo cần thiết của Ban để xem xét và đề xuất CBCNV có đủ tiêu chuẩn như đã quy định sẽ được cử đi đào tạo.

Những quy định trên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng lao động đang làm việc tại Ban tham gia học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của mình. Để được tham gia học tập, người lao động không chỉ phấn đấu nỗ lực trong công việc mà càng phải phấn đấu rèn luyện tư cách đạo đức trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định không phù hợp, như việc thu xếp về thời gian, công việc. Cần tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và thu xếp, tạo điều kiện để nhân viên tham gia vào các chương trình đào tạo mang lại lợi ích cho đơn vị, bên cạnh đó cũng cần khuyến khích họ tham gia các lớp đào tạo mà cá nhân họ thấy cần thiết cho công việc. (Ban QLDA ODA Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, 2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án ODA tỉnh lào cai (Trang 37 - 41)