Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án ODA tỉnh lào cai (Trang 61)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai

Đào tạo và phát triển nhân lực là một tất yếu khách quan đối với mọi tổ chức, là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác Quản trị nhân lực của tổ chức. Đào tạo và phát triển nhân lực sẽ giúp cho tổ chức có thể duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực hiện có, từ đó tổ chức mới có thể phát triển và đi lên bền vững. Nguyên nhân làm nảy sinh nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng có thể do đòi hỏi của việc áp dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật; do yêu cầu đổi mới và mở cửa làm cho nội dung, tính chất của công việc có sự thay đổi, yêu cầu của công việc ở mức độ cao hơn. Do đó, nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc, tổ chức tiến hành đào tạo nhân lực hiện có của cơ quan.

Là đơn vị sự nghiệp công lập nên công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Ban được thực hiện theo các bước sau đây:

Bƣớc 1: Xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo; Các phòng xác định nhu cầu

đào tạo gửi về phòng Kế toán Hành chính.

Bƣớc 2: Xác định đối tượng đào tạo: Phòng Kế toán Hành chính xem xét về

nhu cầu đào tạo của các phòng, tổng hợp thành nhu cầu chung của và của cá nhân.

Bƣớc 3: Lập kế hoạch đào tạo; phòng Kế toán Hành chính tổng hợp nhu cầu

đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh và các nhu cầu đào tạo khác, tổng hợp và lập thành kế hoạch đào tạo trình lãnh đạo Ban quản lý xem xét và trình Sở Kế hoạch phê duyệt. Sau khi được phê duyệt dự toán Kế hoạch - Tài chính cả năm đối với các chỉ tiêu Lý luận chính trị, sau Đại học; phòng Kế toán Hành chính tổng hợp điều chỉnh kế hoạch đào tạo (nếu có) và các chỉ tiêu đã được duyệt.

Bƣớc 4: Thực hiện đào tạo: phòng phòng Kế toán Hành chính làm các thủ

tục cần thiết để thực hiện đào tạo theo kế hoạch đã được duyệt.

Đào tạo trong kế hoạch: (Áp dụng cho một khóa đào tạo). Các phòng có người cử đi đào tạo; Lập danh sách đào tạo và gửi về phòng Kế toán Hành chính.

Đào tạo không có trong kế hoạch:

+ Đào tạo do yêu cầu: Căn cứ vào công văn có bút phê của Lãnh Sở; Giấy triệu tập: Quyết định của Sở v.v.., đơn vị được cử CBCC đi đào tạo.

+ Đào tạo ở nước ngoài: (theo quy định của UBND tỉnh, Ban tổ chức Tỉnh ủy đối với CBCCVC nằm trong diện quy hoạch và có đủ điều kiện).

Đơn xin tham dự đào tạo ở nước ngoài (theo mẫu), có ý kiến của Lãnh đạo sở. Các giấy tờ có liên quan đến khóa đào tạo: Thư mời; Quyết đinh của cấp có thẩm quyền v.v.

Bản cam kết của người được đào tạo theo quy định.

Bƣớc 5: Báo cáo kết quả đào tạo:

+ Cá nhân được đào tạo phải báo cáo kết quả đào tạo đồng thời trình văn bằng, giấy chứng nhận v.v. cho thủ trưởng đơn vị biết và gửi về phòng Kế toán Hành chính (Bản sao).

+ Các đơn vị phải báo cáo tình hình đào tạo theo cả năm vào ngày 30/01 năm sau và gửi về phòng Kế toán Hành chính để tổng hợp chung toàn Ban quản lý.

+ Cá nhân tự đi đào tạo, khi hoàn thành chương trình thì phải báo cáo với thủ trưởng Phòng, đồng thời gửi văn bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận (Bản sao có công chứng) cho phòng Kế toán Hành chính.

Bƣớc 6: Đánh giá, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ theo quy định

hiện hành của Nhà nước.

3.2.2.1. Xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo

Nhu cầu đào tạo:

Hằng năm, phòng Kế toán Hành chính Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai tiến hành đánh giá năng lực cán bộ, công nhân viên. Tiến hành tham mưu đối với ban lãnh đạo về cơ cấu tổ chức, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công nhân viên phù hợp với định hướng phát triển của Ban. Đối với những khóa học do các nhà tài trợ vốn ODA tổ chức, Ban tiếp nhận và thông báo về nội dung khóa học, sau đó xem xét và đề xuất, cử cán bộ đi học phù hợp với yêu cầu khóa học. Đối với các khóa học dài hạn phải báo cáo với Sở Kế hoạch và Đầu tư trước khi Ban cử đi học với nguyên tắc đào tạo, phát triển phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị đồng thời phải có tính khả thi và phù hợp với thực tế. Trên cơ sở các quy định uy định về nội dung, chương trình, hình thức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 21/10/2017 của Chính phủ và xuất phát từ yêu cầu quản lý trình Sở về nhu cầu đào tạo, phương án tổ chức và danh sách cán bộ công nhân viên dự kiến cử đi đào tạo.

Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo cụ thể từng năm mà Ban quản lý tổng hợp báo cáo Sở kế hoạch và Đầu tư đề ra những mục tiêu đào tạo cụ thể khác nhau, lập kế hoạch đào tạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xác định mục tiêu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo trình phê duyệt được căn cứ vào vị trí việc làm, quy hoạch chức danh ho c nhu cầu đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các khóa học ngắn hạn do nhà tài trợ tổ chức...Hoạt động xác định mục tiêu đào tạo được thực hiện theo quy hoạch 3-5 năm và được thay đổi, điều chỉnh trong thực tế quá trình thực hiện ho c do kế hoạch triển khai của từng nhà tài trợ.

Xác định mục tiêu đào tạo là xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo, là việc xác định những kĩ năng có thể cần đào tạo và trình độ kĩ năng có được sau đào tạo của các học viên. Đảm bảo thời gian đào tạo, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của cơ quan và tránh kéo dài thời gian đào tạo gây ra lãng phí kinh phí lẫn thời gian của chính học viên, cần hoàn thiện chương trình đào tạo đúng với thời gian ước tính ban đầu.

Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai đã đưa ra mục tiêu đào tạo một cách khái quát nhằm nâng cao chất lượng, thỏa mãn nhu cầu học tập, thăng tiến của cán bộ, nhân viên như sau:

Thư nhất là đào tạo thường xuyên: đào tạo trong thời gian ngắn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho cán bộ thông qua hình thức tập huấn, hội thảo, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên và đào tạo theo chức năng nghiệp vụ thích hợp.

Thứ hai là đào tạo nâng cao: hình thức này bao gồm đào tạo, đại học, sau đại học. Thời gian đào tạo thường kéo dài trên 6 tháng

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu về nhu cầu, mục tiêu đào tạo (đơn vị tính: người) STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018 với 2017 So sánh 2019 với 2018 +,- % +,- % 1 Số CBVC cần cử đi đào tạo ngắn hạn

42 35 21 - 7 83,3 14 60

2

Số CBVC cần cử đi đào tạo dài hạn hạn

9 11 11 +2 122.2 0 100

3

Số CBVC cần cử đi đào tạo theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền (lý luận chính chị, đối tượng ANQP…) 14 5 4 -9 35,7 -1 80 (Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Kế toán – hành chính)

Bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2017 đến nay số lượng nhân viên có nhu cầu đào tạo thay đổi thất thường. Trong các hình thức được áp dụng, hình thức đào tạo lớp ngắn hạn có tỉ trọng giảm dần qua các năm trong khi hình thức đào dài hạn lại có xu hướng ổn định. Nguyên nhân của sự giảm này là do các lớp đào tạo ngắn hạn ho c các kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực dùng vốn của các nhà tài trợ đã triển khai trong các năng trước rồi, bên cạnh đó Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 29/6/2018 về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên cũng làm cho nhu cầu đào tạo ngắn hạn của Ban giảm xuống. Về đào tạo dài hạn sẽ có xu hướng ổn định và tăng nhẹ do các cán bộ có nhu cầu nâng cao trình độ, hoàn thiện bằng cấp để có định hướng phát triển lâu dài, Ban cũng muốn cho nhân viên

theo học các lớp chính quy để lấy chứng chỉ tạo điều kiện tốt hơn cho sự nghiệp nhân viên và cập nhật, học hỏi thêm những kiến thức chuyên môn cần thiết trong ngành. Đây cũng là một hành động thể hiện sự quan tâm đến đội ngũ nhân viên của Ban lãnh đạo Ban quản lý; Về số lượng CBVC được cử đi học các lớp theo kế hoạch đào tạo của cấp trên lại thay đổi và biến động nhiều từ năm 2017 đến 2018 nguyên nhân là do quy định về việc bổ nhiệm lãi các chức danh lãnh đạo phải có bằng Trung cấp Lý luận chính trị trở lên vậy nên năm 2017 các cán bộ giữ vị trí lãnh đạo các phòng thuộc Ban đều được cử đi học.

Đánh giá: Hiện nay công tác xác định nhu cầu đào tạo của Ban đang g p phải một số khó khăn và vướng mắc nhiều tồn tại: Công tác xác định nhu cầu đào tạo còn phụ thuộc vào kế hoạch đào tạo của Sở, Cán bộ phụ trách đào tạo chưa có sự chủ động xác định, nghiên cứu chuyên sâu, chưa xác định được khoảng cách giữa kỳ vọng công việc với thực tế làm việc của cán bộ công nhân viên một cách khoa học, cụ thể từ đó đưa ra yêu cầu đối với đào tạo. Các cấp lãnh đạo Ban chưa thực sự coi việc đào tạo là nền tảng quan trọng.

3.2.2.2. Lựa chọn đối tượng đào tạo

Công tác lựa chọn đối tượng đào tạo và bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ được Ban căn cứ vào tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng theo quy chế đào tạo tùy thuộc vào từng hình thức đào tạo cụ thể.

Đối với đào tạo ngắn hạn tổ chức thường niên, phòng Kế toán Hành chính lập danh sách cán bộ công nhân viên tham gia các lớp đào tạo theo từng đợt nhằm đảm bảo toàn bộ nội dung đào tạo được phổ biến đến tất cả cán bộ công nhân viên. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đào tạo:

- Đối với cán bộ quản lý: Trong độ tuổi lao động, có nguyện vọng, mong muốn theo học chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, có mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức, đủ năng lực tài chính trong quá trình tham gia đào tạo, có trong quy hoạch cán bộ nguồn của ban lãnh đạo. Ban chi trả 80% học phí.

- Đối với cán bộ, công nhân viên: Đào tạo nâng cao nghiệp thường niên, triển khai các hoạt động mới của Ban do đó đối tượng đào tạo cần trong độ tuổi lao động, có nguyện vọng, mong muốn hoàn thiện kiến thức chuyên môn, bổ sung nâng

cao kiến thức. Một số khóa học về quản lý hợp đồng và quản lý dự án bắt buộc do đó toàn bộ cán bộ công nhân viên của Ban và lãnh đạo quản lý cần tham gia để đảm bảo các tiêu chuẩn được phổ biến và ứng dụng trong thực tế một cách chính xác. Thường các khóa đào tạo cán bộ, công nhân viên có tính chất bắt buộc nhiều hơn tự nguyện, đối với một số cán bộ công nhân viên có mong muốn tham gia các lớp đào tạo ngoài Ban ủng hộ, tạo điều kiện và hỗ trợ trong quá trình tham gia học tập.

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về công tác lựa chọn đối tƣợng đào tạo

(Đơn vị tính: người) STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018 với 2017 So sánh 2019 với 2018 1 Đào tạo cấp cán bộ Quản lý, lãnh đạo phòng 14 5 4 -9 -1

2 Đào tạo tự nguyện đối

với cán bộ CNV 18 45 4 +27 -41

3

Đào tạo bắt buộc đối

với cán bộ CNV 27 47 45 +20 -2

(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Kế toán – hành chính)

Nhìn các chỉ tiêu trong bảng trên ta có thể thấy: Đối với đào tạo cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp phòng có sự biến động từ năm 2017 sang năm 2018, nguyên nhân là do yêu cầu về các bằng cấp chứng chỉ bắt buộc đối với vị trí giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên (Lý luận chính trị, Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cấp phòng…) mà các cấn bộ thuộc đối tượng này tự nguyện ho c bắt buộc tham gia các lớp học này để hoàn thiện, bổ sung hồ sơ. Nhưng năm sau 2018-2019 thì ổn định hơn do chỉ tiêu đạo tạo của tỉnh; Đối với đào tạo tự nguyên cho CBCNV thì có biến động nhiều do năm 2018 có yêu cầu chứng chỉ Ngoại ngữ, tin học cơ bản đối với xét nâng ngạch, bổ nhiệm công chức, viên chức..do vậy hầu hết các cán bộ trong ban đều tự nguyện tham gia các khóa học do các đơn vị trong tỉnh tổ chức, tự bổ kinh phí; Đối với đào tạo bắt buộc cho CBCNV thì về cơ bản toàn bộ cán bộ Ban

đều thuộc đối tượng đào tạo do yêu cầu đối với cán bộ Ban QLDA phải có chứng chỉ Quản lý dự án, Quản lý hợp đồng…để nâng cao năng lực chung của Ban. Vì vậy lần lượt các cán bộ thuộc Ban đều phải tham gia các khóa học như vậy

Đánh giá: Hiện nay, công tác lựa chọn đối tượng đào tạo tại Ban đã cơ bản bám sát vào nhu cầu đào tạo. Ban căn cứ vào nhu cầu công việc, nhu cầu của cá nhân về phát triển bản thân, năng lực phẩm chất, mức độ đóng góp chuyên môn để lựa chọn đối tượng đi đào tạo. Tuy nhiên cũng có những trường hợp lựa chọn đối tượng đào tạo chưa chính xác, còn mang tính chất tình cảm, quen biết do Sở chủ động đưa vào kế hoạch đào tạo phát triển mà chưa căn cứ vào thực tế nhu cầu công việc của Ban.

3.2.2.3. Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Dựa vào mục tiêu đào tạo, Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở và ngành tổ chức các lớp đào tạo trong và ngoài nghành, kết hợp cùng các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế.

Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực của Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai hiện đang thực hiện như sau:

(*) Đào tạo ngắn hạn: Đào tạo ngắn hạn là những khóa học dưới 01 năm.

Các nhà tài trợ các nguồn vốn ODA mở lớp đào tạo, tập huấn tại một số tỉnh thành trung tâm, thuận tiện giao thông đi lại đối với các tỉnh có dự án. Tham gia lớp tập huấn ngắn hạn là các cán bộ thuộc các Sở, Ban, Ngành, Ban QLDA các huyện thuộc tỉnh (trong đó có cán bộ Ban QLDA ODA tỉnh, là đơn vị đầu mối tổ chức).

Thời gian tiến hành các lớp đào tạo thường là đầu các quý của năm, các lớp tập huấn có nội dung cô đọng và thực tế giúp các học viên hiểu và có thể áp dụng ngay vào công việc của mình.

Bảng 3.5: Các khóa đào tạo giai đoạn 2017 - 2019 Tên khóa học 2017 2018 2019 Thời gian đào tạo (ngày) Số lƣợng (Học viên) Thời gian đào tạo (ngày) Số lƣợng (Học viên) Thời gian đào tạo (ngày) Số lƣợng (Học viên) Lớp quản lý hợp đồng theo QĐ hiện hành và thông lệ quốc tế

2 ngày 90 2 ngày 96 2 ngày 100

Lớp bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực tài chính và giải ngân

2 ngày 70 2 ngày 81 2 ngày 85

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ

đấu thầu 3 ngày 120 3 ngày 131 3 ngày 140

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ

quản lý dự án 3 ngày 130 3 ngày 141 3 ngày 150

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công XD công trình

5 ngày 85 5 ngày 91 5 ngày 95

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn môi trường xã hội và tái định cư

2 ngày 66 2 ngày 70 2 ngày 73

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án ODA tỉnh lào cai (Trang 61)