Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án ODA tỉnh lào cai (Trang 43)

5. Kết cấu luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai ra sao? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Ban?

- Những giải pháp nào cần thực thi để hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài được sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiệp vụ như: tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu liên quan đến nguồn nhân lực của Ban QLDA trên cơ sở sử dụng các số liệu, tư liệu có nguồn gốc rõ ràng. Trên cơ sở đó có những nhận thức khoa học, có sự đánh giá khách quan thực trạng cũng như giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

Để đạt được mục đích nghiên cứu trong bối cảnh hiện tại, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định ho c rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn: (1) Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp lao động hiện đang công tác tại Ban QLDA. (2) Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ quá trình thực hiện luận văn được tác giả thu thập từ những báo cáo về công tác đào tạo nguồn nhân lực, các báo cáo đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Phòng Tổ chức hành chính và “các báo cáo đánh giá chất lượng nguồn nhân lực” được thu thập tại Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó, thông tin từ các giáo trình, các đề tài nghiên cứu, luận văn, sách báo, từ nguồn internet về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng được thu thập phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài.

2.2.1.1. Thu thập số liệu sơ cấp

tiếp ho c gọi điện thoại đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung được chuẩn bị từ trước.

* Đối tượng điều tra: Cán bộ cấp lãnh đạo và CBCNV Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai

* Cách thức chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phát phiếu điều tra cán bộ làm việc tại tại các phòng thuộc Ban QLDA. Theo số liệu báo cáo nhân lực của Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai đến hết tháng 12 năm 2019 là 48 người. Tác giả nghiên cứu thực hiện điều tra là 44 mẫu.

Bảng: Cơ cấu bảng số liệu điều tra

Đối tượng Số phiếu Tỷ lệ %

Cán bộ viên chức thuộc các phòng 34 77,2

Trưởng, phó phòng 10 22,8

Tổng 44 100

* Nội dung điều tra: Bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của CBCNV đối với từng nội dung công tác đào tạo nguồn nhân lực của Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai mà cụ thể ở đây là sự đánh giá của nhân viên về công tác đào tạo, môi trường làm việc, chính sách của cơ quan và công tác quản lý, thù lao và khen thưởng, .... sẽ đưa ra được cái nhìn khách quan về công tác phát triển nhân lực tại Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai.

Thời gian điều tra: từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2019. - Đánh giá bằng thang đo Likert 5 bậc như sau:

Bảng : Thang đo Likert

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Rất đúng/Rất đồng ý 4,20 - 5,00 Tốt

4 Đúng/Đồng ý 3,40 - 4,19 Khá

3 Không có ý kiến 2,60 - 3,39 Trung bình

2 Không đúng/Không đồng ý 1,80 - 2,59 Yếu

Bảng : Điều tra nghiên cứu bằng bảng hỏi

Nội dung khảo sát Nguồn

1. Đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực tại Ban QLDA

Giao tiếp với đồng nghiệp Đỗ Hoàng Sơn (2012)

Vận dụng kiến thức chuyên môn Nguyễn Duy Dũng (2008)

Kinh nghiệm thuyết trình Nguyễn Văn Phức (2010)

Kỹ năng làm việc nhóm Đức Vượng (2008)

Kỹ năng xử lý vấn đề và ra quyết định Nguyễn Duy Dũng (2008) 2. Đánh giá về năng lực đội ngũ lãnh đạo, quản lý

Đội ngũ lãnh đạo có kỹ năng giải quyết vấn đề Nguyễn Duy Dũng (2008)

Đội ngũ quản lý có trình độ Nguyễn Văn Phức (2010)

Đội ngũ lãnh đạo có tâm huyết với công ty Nguyễn Cao Thịnh (2010) Đội ngũ lãnh đạo chấp hành tốt quy định của công ty Nguyễn Anh Thư (2012) 3. Đánh giá về các hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại công ty

3.1 Công tác tuyển dụng và bố trí lao động

1. Đơn vị sử dụng đa dạng các biện pháp đánh giá trong việc tuyển dụng và lựa chọn nhân viên ngay

Trần Xuân Cầu (2008) 2. Quy trình tuyển dụng được thực hiện một cách rõ

ràng, đầy đủ, công khai, minh bạch

Nguyễn Văn Phức (2010) 3. Lựa chọn một cách bình đẳng, công bằng Nguyễn Cao Thịnh (2010) 4. Thực hiện việc phân tích công việc Nguyển Quang Anh (2014) 5. Theo dõi, đánh giá thường xuyên cho các nhân viên

mới được tuyển dụng

Nguyễn Cao Thịnh (2010) 3.2 Đào tạo

1. Tổ chức các chương trình định hướng và hỗ trợ cho nhân viên mới được tuyển dụng

Nguyển Quang Anh (2014) 2. Thiết lập và thực hiện chương trình đào tạo sẽ

giúp nhân viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức

Tạ Ngọc Hải (2010) 3. Khuyến khích nhân viên và thưởng phạt xứng Tạ Ngọc Hải (2010)

Nội dung khảo sát Nguồn

đáng

4. Tổ chức đánh giá năng lực nhân viên thường xuyên

Nguyễn Duy Dũng (2008) 3.3 Bố trí và sử dụng nhân lực

1. Anh/Chị nắm rõ được công việc, trách nhiệm, quyền hạn của mình?

Tạ Ngọc Hải (2010) 2. Anh/Chị nắm rõ được công việc, trách nhiệm,

quyền hạn của các nhân viên khác trong tổ chức

Nguyển Quang Anh (2014) 3. Bản phân công công việc của Anh/Chị là rõ ràng, dễ

hiểu

Nguyễn Duy Dũng (2008) 4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công việc của anh chị

hiện rất rõ ràng và dễ vận dụng

Nguyển Quang Anh (2014) 3.4 Chính sách tạo động lực

1. Bạn tin rằng mức lương của bạn rất cạnh tranh so với thị trường lao động trong nước

Nguyễn Duy Dũng (2008)

2. Bạn hài lòng với chính sách tăng lương và các phúc lợi khác

Nguyển Quang Anh (2014) 3. Nếu có người đề nghị với bạn một công việc tương

tự ở chỗ khác, bạn sẽ từ chối

Nguyễn Anh Thư (2012) Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Các báo cáo tổng kết của Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai năm 2019

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành tính toán các chỉ tiêu phù hợp với việc phân tích của đề tài. Tác giả phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Tiến hành lập bảng biểu đối với các thông tin là số liệu.

Các tài liệu sau khi thu thập được chọn lọc, tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích. Các công cụ, kỹ thuật phân tích được xử lý trên Excel, kết hợp phương pháp mô tả để phản ánh thực trạng…

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm. Tùy thuộc mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn thường là gốc về thời gian ho c không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo ho c kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng là số tuyệt đối ho c tương đối ho c số bình quân.

Thông qua số bình quân, tần suất, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh bao gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối nhằm đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.

Trên cơ sở thông tin được thống kê, tác giả dùng phương pháp thống kê so sánh để theo dõi, xem xét và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực qua các năm, từ đó mô tả được thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Từ những so sánh, phân tích này, đề án sẽ rút ra ưu điểm, hạn chế của các đối tượng làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp nghiên cứu dựa vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.

Tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ.vv.. để mô tả thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai từ năm 2017 đến năm 2019 dựa trên các số liệu được cung cấp từ Ban QLDA. Dựa trên những kết quả thu thập được để từ đó đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng như đưa ra được giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai.

Ngoài ra tác giả thu thập thông tin ý kiến của các CBCNV nhằm đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai hiện nay.

đúng đắn nhất về doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng thêm một số phương pháp cụ thể của khoa học về quản trị phát triển nguồn nhân lực.

- Phương pháp tổng hợp, xử lý kết quả: Tổng hợp và xử lý kết quả điều tra được xử lý bằng phương pháp thống kê trên phần mềm Excel.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chung của Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai

- Cơ cấu CBVC theo giới tính độ tuổi và trình độ:

* Theo giới tính

Sử dụng người lao động có cả nam và nữ là rất cần thiết. Tỷ lệ người lao động nam và nữ phù hợp với tính chất công việc sẽ góp phần vào thành công của Công ty.

Trong khi nam giới có đ c điểm là khỏe mạnh, đáp ứng được các công việc cần sức khỏe, nữ giới có sự cẩn thận khéo léo, phù hợp với các công việc hành chính. Cơ cấu lao động theo giới tính được tính như sau:

Tỷ lệ lao động theo mỗi giới = Số lượng lao động theo mỗi giới Tổng số lao động

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ lao động nam hay nữ là bao nhiêu so với tổng số lao động của toàn doanh nghiệp. Đánh giá cơ cấu lao động theo giới tính sẽ cho thấy được tỷ lệ nhân sự theo giới tính có phù hợp với tính chất của công việc chưa, cần phải điều chỉnh thế nào để phù hợp với công việc.

* Theo độ tuổi

Tỷ lệ lao động theo độ tuổi = Số lượng lao động mỗi độ tuổi Tổng số lao động

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ lao động theo từng khoảng tuổi là bao nhiêu so với tổng số lao động của toàn doanh nghiệp. Tuổi tác ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động của con người. Mỗi độ tuổi khác nhau (Kể cả tuổi nghề cũng như tuổi đời) thể hiện khả năng lao động cũng khác nhau, liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm, suy nghĩ, nhận thức… tất cả các nhân tố đó đều ảnh hưởng đến khả năng, lao động của con người.

* Theo trình độ

Việc sắp xếp theo trình độ sẽ tối ưu được chi phí tiền lương nhân công phải trả. Nhiệm vụ công tác quá cao ho c quá thấp đối với năng lực của mỗi người lao động đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến công tác của họ.

Tỷ lệ lao động theo trình độ = Số lượng lao động mỗi trình độ Tổng số lao động

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ lao động theo từng bậc trình độ là bao nhiêu so với tổng số lao động của toàn doanh nghiệp. Để mỗi CBCNV phát huy được tối đa hiệu quả, khả năng của mình, người lãnh đạo phải biết rõ năng lực của mỗi NLĐ, xác định nội dung chi tiết các công việc để trên cơ sở đó đưa ra những yêu cầu cụ thể cho từng vị trí công tác.

- Số dự án đã và đang quản lý.

- Tổng số vốn của các dự án do Ban quản lý. - Các nhà tài trợ.

- Tình hình cơ sở vật chất của Ban quản lý,...

Việc phân tích tổng vốn quản lý, tổng dự án/số cán bộ CNB của ban và mối quan hệ với nhà tài cho phản ảnh trực tiếp đến chất lượng chuyên môn của nguồn nhân lực trong Ban QLDA. Nhóm Chỉ tiêu này cho biết vai trò của Ban quản lý dự án trong tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cũng như tình hình cơ sở, trang thiết bị phục vụ công việc có đáp ứng yêu cầu chuyên môn và tiếp cận với khoa học công nghệ và trình độ của người lao động trong Ban QLDA.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai ODA tỉnh Lào Cai

Đào tạo và phát triển nhân lực là một tất yếu khách quan đối với mọi tổ chức, là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác Quản trị nhân lực của tổ chức. Đào tạo và phát triển nhân lực sẽ giúp cho tổ chức có thể duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực hiện có, từ đó tổ chức mới có thể phát triển và đi lên bền vững. Từ thực trạng đó cho thấy nhu cầu tại các Ban QLDA nói chung và Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai nói riêng và rất cần thiết và cấp thiết. Chỉ tiêu này cho biết cách thức tổ chức đào tạo tại Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai, nắm bắt tình hình cụ thể từng nhiệm vụ chuyên môn để đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể.

2.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động xác định nhu cầu đào tạo

Căn cứ vào thực tế công việc và kế hoạch hàng năm từ cấp cấp thẩm quyền mà Ban QLDA xây dựng các tiêu chí xác định nhu cầu đào tạo qua các năm để so sánh tỷ lệ phát sinh nhu cầu đào tạo qua từng năm, cụ thể:

- Số CBVC cần cử đi đào tạo ngắn hạn. - Số CBVC cần cử đi đào tạo dài hạn hạn.

- Số CBVC cần đào tạo theo KH của cấp có thẩm quyền.

2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động lựa chọn đối tượng đào tạo

- Số cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp phòng được lựa chọn cử đi đào tạo; - Số cán bộ CNV tự nguyện đi đào tạo;

- Số cán bộ CNV bắt buộc đi đào tạo.

2.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

- Số lớp quản lý hợp đồng theo QĐ hiện hành và thông lệ quốc tế được tổ chức hằng năm;

- Số lớp bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực tài chính và giải ngân được tổ chức hằng năm;

- Số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu được tổ chức hằng năm; - Số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án được tổ chức hằng năm;

- Số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công XD công trình được tổ chức hằng năm;

- Số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn môi trường xã hội và tái định cư được tổ chức hằng năm.

2.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động lựa chọn chuyên gia đào tạo

- Số lần mời chuyên gia đến đào tạo tại Ban trong năm; - Số chuyên gia được lựa chọn mời đến đào tạo trong năm;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án ODA tỉnh lào cai (Trang 43)