Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ BQLDA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 120 - 121)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ BQLDA

Năng lực chuyên môn, điều hành của cán bộ BQLDA có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý tiến độ thi công công trình. Con người là chủ thể của mọi công tác quản lý, là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác quản lý. Trình độ, năng lực chuyên môn của những người thực thi, điều hành, quản lý dự án là có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý. Với tư cách là chủ thể quản lý chính, thực hiện chức năng, nhiệm vụ điều hành, thực hiện dự án, các cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo BQLDA có trách nhiệm thực hiện mọi công việc trong phạm vi, quyền hạn của mình để dự án đạt chất lượng tốt nhất, về đích sớm nhất và với chi phí tiết kiệm nhất.

Để một dự án đầu tư xây dựng đủ điều kiện thành lập BQLDA để quản lý, về mặt nhân sự, BQLDA đó nhất thiết phải có Giám đốc quản lý dự án và cán bộ, kỹ sư chuyên trách có chứng chỉ hành nghề phù hợp, có năng lực chuyên môn đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Dự án “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên” là dự án nhóm B, Giám đốc điều hành dự án hiện nay đáp ứng được tiêu chuẩn Giám đốc quản lý dự án hạng III, các cán bộ, kỹ sư chuyên trách công tác trong BQLDA mới chỉ đáp ứng được một phần các yêu cầu của công việc, các số liệu khảo sát về tình hình nhân lực dự án cho thấy trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác của các cán bộ, kỹ sư chuyên tráchcòn hạn chế:Năng lực chuyên môn của cán bộ, kỹ sư chuyên trách của BQLDA trung bình đáp ứng được khoảng 68% yêu cầu công việc đề ra; Số cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm tham gia thực thi dự án là thấp; Khả năng, kỹ năng ứng phó, tự xử lý, nhanh nhạy ứng phó với các biến cố phát sinh trong quá trình quản lý chưa cao.

Xuất phát từ thực tế trên, xét thấy yếu tố con người trong công tác quản lý là rất quan trọng, lãnh đạo BQLDA cần thiết phải có những giải pháp để nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác. Bên cạnh đó, BQLDA cần

đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao khả năng của cán bộ, kỹ sư chuyên trách trong ứng phó với các biến cố phát sinh trong quá trình thực thi dự án nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại từ sự chậm trễ trong xử lý biến cố, ra quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)