Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng của chủ thể quản lý là BQLDA. Do đó, những yếu tố từ môi trường bên trong được xác định là xuất phát từ BQLDA, bao gồm:

- Năng lực của BQLDA trong quản lý, điều hành, giám sát dự án nói chung và quản lý tiến độ thi công nói riêng.

Căn cứ luật Đầu tư (2014), chủ đầu tư là đơn vị bỏ vốn trực tiếp thực hiện dự án và phải đảm bảo các yêu cầu về năng lực quản lý, điều hành dự án đối với dự án đầu tư xây dựng theo luật Xây dựng (2014). Đồng thời, theo nghị định số

59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có 3 lựa chọn tổ chức thực hiện, hình thức đầu tư: trực tiếp quản lý, thuê tư vấn quản lý và thành lập BQLDA chuyên trách.

Đối với trường hợp chủ đầu tư thành lập BQLDA làm đại diện quản lý dự án đầu tư xây dựng. BQLDA chuyên trách, dưới sự ủy quyền của chủ đầu tư, có toàn quyền thực hiện mọi công tác quản lý liên quan đến dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với chủ đầu tư về các nội dung công việc được giao theo văn bản ủy quyền/thành lập. Khi đó, BQLDA là đơn vị duy nhất và trực tiếp thực hiện công tác triển khai, quản lý, giám sát tiến độ dự án nói chung cũng như tiến độ thi công các công trình xây dựng thuộc dự án nói riêng.

Cơ cấu tổ chức của BQLDA bao gồm Giám đốc, các Phó giám đốc, các phòng ban chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định thành lập của chủ đầu tư. Nhân sự tham gia và tổ chức thực hiện quản lý dự án phải đảm bảo có đầy đủ năng lực về quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

-Công tác lập thiết kế, kế hoạch tiến độ tổng thể dự án với sự tham gia của đơn vị Tư vấn - thiết kế - giám sát, các bên liên quan nhằm đưa ra được một thiết kế, kế hoạch tiến độ tối ưu.

BQLDA, dưới sự ủy quyền của chủ đầu tư, là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành, giám sát mọi công việc liên quan đến dự án. Trong đó, lập kế hoạch tiến độ tổng thể là một nội dung quan trọng, bao trùm đối với toàn bộ dự án, là cơ sở để chủ thể quản lý quản lý thi công xây dựng công trình.

Đối với mọi dự án đầu tư xây dựng, lập kế hoạch tiến độ tổng thể luôn được thực hiện trước khi triển khai thi công công trình. Để thực hiện công tác này cần có sự phối hợp giữa chủ thể quản lý với đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng. Thiết kế tổng thể và kế hoạch tiến độ tổng thể là một trong các căn cứ quan trọng để chủ thể quản lý và Tư vấn - thiết kế - giám sát phân chia các gói thầu.Sau kế hoạch tiến độ tổng thể, việc xác định chi tiết, cụ thể kế hoạch, tiến độ của từng công trình, hạng mục công trình tương tự như việc thiết lập một biểu đo để giám sát thời gian (tiến độ) cũng như khối lượng của các gói thầu công trình. Do tính chất đặc thù và ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ dự án nên thiết kế tổng thể, kế hoạch tổng thể yêu cầu sự chính xác, chi tiết và tỉ mỉ; đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể quản lý và đơn vị Tư vấn - thiết kế - giám sát trong quá trình nghiên cứu tổng quát, nghiên cứu sâu về dự án để có thể đưa ra được một thiết kế, kế hoạch tiến độ tối ưu.

-Tổ chức đấu thầu, mời thầu, chấm thầu, tuyển chọn nhà thầu.

Trên cương vị là chủ thể quản lý trực tiếp dự án đầu tư xây dựng, BQLDA đóng vai trò là chủ thầu, chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu. Chất lượng nhà thầu tham gia dự án phụ thuộc vào khả năng đánh giá, chấm điểm của BQLDA cùng các cơ quan hữu quan trong quá trình chấm thầu. Khi tổ chức đấu thầu, BQLDA phải đảm bảo sự minh bạch, công khai từ khâu tổ chức, mời thầu, chấm thầu đến công bố kết quả. Toàn bộ quá trình đấu thầu cần được thực hiện theo các quy định của pháp luật được cụ thể trong luật Đấu thầu, luật Xây dựng, luật Đầu tư và các quy định khác có liên quan nhằm thực hiện được mục tiêu lựa chọn ra những nhà thầu có năng lực phù hợp nhất, chi phí thấp nhất với dự án. Bên cạnh việc bám sát và thực hiện theo các quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức đấu thầu, BQLDA cần có sự chủ động, linh hoạt trong xử lý các biến cố phát sinh, hạn chế tối đa sai sót gây ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu.

-Tính tương tác giữa chủ thể quản lý (BQLDA và chủ đầu tư), nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát và các bên liên quan trong quá trình quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình.

Một trong các nội dung của quản lý thi công xây dựng công trình là quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình. Công tác này được thực hiện dựa trên cơ sở các thiết kế tổng thể, kế hoạch tiến độ tổng thể được được lập bởi BQLDA và đơn vị Tư vấn - thiết kế - giám sát. Dựa trên kết quả đấu thầu các gói thầu thuộc dự án, nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm thực hiện thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng xây dựng ký kết với BQLDA, báo cáo tiến độ trực tiếp với BQLDA. BQLDA có trách nhiệm phối hợp cùng đơn vị Tư vấn - thiết kế - giám sát kiểm tra, giám sát tiến độ thi công từng hạng mục, tiến độ thi công gói thầu và tiến độ thi công tổng thể dự án, báo cáo trực tiếp với chủ đầu tư. Trong quá trình quản lý, thông tin lưu chuyển theo nhiều luồng và đa chiều, có tính chất phức tạp, đòi hỏi BQLDA phải nắm chắc được tính chính xác của thông tin để có những phân tích, đánh giá thích hợp.

+ Với những biến cố gây chậm tiến độ nằm trong phạm vi quyền hạn, BQLDA cần vận dụng đúng các quy định của pháp luật để ra quyết định kịp thời, khắc phục vấn đề hiệu quả nhằm đưa tiến độ thi công về đúng quỹ đạo.

+ Với những trường hợp biến cố phát sinh nằm ngoài phạm vi quyền hạn, BQLDA có trách nhiệm báo cáo nhanh chóng, chính xác, chi tiết về biến cố đến chủ đầu tư và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phối hợp cùng các cơ quan quản lý để đẩy nhanh quá trình ra quyết định nhằm giải quyết vấn đề kịp thời, phù hợp với thực tiễn.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Xây dựng phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng trong dự án đang được BQLDA thực hiện như thế nào?

- Những nguyên nhân khách quan, chủ quanảnh hưởng thế nào đến công tác quản lý tiến độ thi công của BQLDA?

- Những giải pháp nào mà BQLDA cần thực hiện để tăng cường hiệu quả quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng của dự án?

2.1.2. Mô hình nghiên cứu

Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thi công của BQLDA

(Nguồn: Tác giả)

2.1.3. Các bước nghiên cứu

- Thứ nhất:Nghiên cứu hệ thống hóa các lý thuyết về công tác quản lý tiến độ

thi công công trình xây dựng của ban quản lý dự án để hình thành nên khung nghiên cứu của luận văn.

- Thứ hai:Thu thập hệ thống các tài liệu sơ cấp, thứ cấp nhằm đánh giá thực

Các yếu tố ảnh hưởng

- Yếu tố khách quan - Yếu tố chủ quan

Công tác quản lý tiến độ thi công của

BQLDA

- Lập kế hoạch tiến độ thi công

- Tổ chức đấu thầu thi công dự án

- Giám sát tiến độ thi công đối với đơn vị thi công - Kiểm soát tiến độ đối với đơn vị thi công - Điều chỉnh tiến độ thi công

Các mục tiêu quản lý tiến độ Mục tiêu tối cao

- Đảm bảo tiến độ thi công theo kế hoạch thi công

- Điều chỉnh tiến độ thi công hợp lý khi xảy ra phát sinh

trạng quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng của Ban quản lý dự án trong dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên.

- Thứ ba: Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý tiến

độ thi công công trình xây dựng, phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhìn từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài trên quan điểm Ban quản lý dự án..

- Thứ tư: Đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công

công trình xây dựng của Ban quản lý dự án trong dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp phân tích định tính

Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử và các mô hình phân tích hiện đại như cây vấn đề, khung logic trong phân tích để thực hiện đánh giá mối quan hệ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của ban quản lý dự án đối với tiến độ các công trình xây dựng thực hiện bởi nhà thầu…

Việc sử dụng phương pháp phân tích định tính trong nghiên cứu này sẽ là phương pháp chủ yếu vì những nội dung nghiên cứu đưa ra trong đề tài khó có thể lượng hóa trong thực tế. Ví dụ, ở trên khi đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý gồm các yếu tố từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, có thể thấy đó hầu hết là các biến định tính như: quy định pháp luật về quản lý dự án, khung pháp lý, cơ chế phân bổ vốn, năng lực quản lý của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu,… Với phương pháp này, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ cố gắng đưa ra những khung phân tích, lý thuyết và logic hợp lý nhất dựa trên quá trình điều tra, thu thập thông tin và xử lý dữ liệu, kết hợp với các phương pháp phân tích định lượng bổ trợ cho tính chính xác với các nội dung nghiên cứu cần thiết.Để thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng nhóm chỉ tiêu nghiên cứu định tính, xác định mẫu trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia và kết quả tổng hợp từ các quan sát thực tiễn.

2.2.2. Phương pháp phân tích định lượng

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng để nghiên cứu, phân tích các dữ liệu thu thập được từ điều tra sơ cấp, tổng hợp dữ liệu thứ cấp nhằm kiểm định sự phù hợp của các giả thuyết định tính, diễn giải các chỉ tiêu có thể lượng hóa để phản ánh mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đối với công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng của BQLDA. Trong phạm vi nghiên cứu, đối tượng được điều tra tập trung vào các chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý tiến đột thi công công trình xây dựng là các nhà thầu, đơn vị tư vấn - giám sát, BQLDA và các cơ quan quản lý hữu quan.

- Sử dụng số liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát, số liệu thứ cấp thu thập từ các cơ quan liên quan, phục vụ cho việc phân tích theo các tiêu chí về quản lý tiến độ thi công. Đưa ra các đánh giá về hoạt động quản lý của BQLDA đối với các công trình xây dựng theo các tiêu chí về đảm bảo tiến độ.

- Dự báo dựa trên số liệu thứ cấp về nhu cầu sử dụng các công trình thuộc dự án trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo, đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đưa các công trình vào thực tiễn trong thời gian sớm nhất.

- Nghiên cứu này ngoài việc sử dụng phần mềm excel để thống kê mô tả, đưa ra các so sánh từ số liệu thứ cấp thu thập được, đồng thời đưa ra kết quả thống kê từ bộ phiếu điều tra đối với các yếu tố có thể lượng hóa, ảnh hưởng đến công tác quản lý của Ban quản lý dự án đối với tiến độ thi công công trình xây dựng thuộc dự án.

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu định tính

- Năng lực quản lý, điều hành của BQLDA.

Năng lực quản lý, điều hành của BQLDA là chỉ tiêu nghiên cứu liên quan đến trình độ, năng lực công tác của ban lãnh đạo BQLDA cũng như cán bộ, công - nhân viên công tác tại Ban. Chỉ tiêu này cho biết trình độ, năng lực của nhân sự BQLDA có đáp ứng được các yêu cầu công việc của dự án hay không. Trong luận văn, tác giả sử dụng các kết quả điều tra khảo sát để mô tả giá trị của chỉ tiêu, trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét, đánh giá về năng lực quản lý, điều hành của BQLDA. Các kết quả nghiên cứu hướng đến mô tả các giá trị như: trình độ chuyên môn của

Giám đốc BQLDA; năng lực chuyên môn, khả năng xử lý biến cố của cán bộ, nhân viên BQLDA; phương hướng của BQLDA trong nâng cao năng lực cán bộ.

- Công tác tổ chức đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu thi công dự án.

Công tác tổ chức đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu thi công dự án là một bước trong quá trình thực hiện quản lý dự án, ảnh hưởng đến quản lý tiến độ thi công dự án, các công trình thuộc dự án nói riêng. Các kết quả đấu thầu cho ra được các nhà thầu có đủ năng lực, đáp ứng được các yêu cầu của dự án. Khi nghiên cứu về công tác đấu thầu của BQLDA, luận văn tập trung vào tình công khai, minh bạch của công tác đấu thầu. Dựa trên các kết quả điều tra khảo sát để mô tả những điểm đạt và chưa đạt của công tác đấu thầu của BQLDA: ước lượng mức độ hài lòng của các nhà thầu với sự công khai, minh bạch trong đấu thầu; ước lượng tính đúng, đủ của quy trình đấu thầu do BQLDA thực hiện.

- Cơ chế phân cấp quản lý từ cơ quan quản lý nhà nước cấp cao nhất xuống đến chủ đầu tư.

Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa đánh giá mức độ phân quyền của các bên tham gia dự án, trên cơ sở đó đánh giá trách nhiệm, vai trò của từng bên, đặc biệt là BQLDA trong quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng của dự án. Giá trị của chỉ tiêu này được lượng hóa thông qua kết quả điều tra khảo sát về các tiêu chí như: mức độ phân quyền trong thực thi, quản lý tiến độ thi công dự án; khả năng can thiệp của BQLDA đối với các biến cố.

- Tính tương tác giữa các chủ thể tham gia dự án trong quá trình quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng của dự án.

Là chỉ tiêu đánh giá mức độ phối hợp của các bên tham gia dự án trong quá trình thực thi, quản lý tiến độ dự án. Trong đó, BQLDA đóng vai trò là đơn vị điều phối, phối hợp hoạt động giữa các bên. Các kết quả điều tra khảo sát chỉ tiêu này giúp trả lời các câu hỏi như: các bên tham gia dự án phối hợp với nhau như thế nào để quản lý tiến độ thi công dự án; mức độ giám sát dự án do các chủ thể có chức năng giám sát thực hiện; khả năng phối hợp giữa các bên trong xử lý nguyên nhân gây sai lệch.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu định lượng

Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá tiến độ của một dự án đầu tư xây dựng công trình được lượng hóa cụ thể bao gồm:

- Thời gian: Là một trong các đại lượng đo lường tiến độ thời gian thi công dự án. Kế hoạch tiến độ tổng thể là kế hoạch thời gian tổng thể cần thiết để thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)