Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Các yếu tố khách quan

- Các cơ sở pháp lý, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư dự án, xây dựng công trình.

Mọi dự án đầu tư được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam đều chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật Việt Nam. Dự án đầu tư xây dựng công trình là loại dự án đặc thù vì sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và can thiệp vào hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế- xã hội của đất nước. Do đó, một trong các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động tích cực nhất tới quá trình quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng là các căn cứ pháp lý, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư dự án, xây dựng công trình.

Các công trình xây dựng thuộc dự án chịu sự điều chỉnh của hệ thống các Luật: Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thương mại và một số các quy định pháp luật khác. Để thực hiện công tác quản lý tiến độ thi công, bên cạnh việc kiểm soát về chuyên môn, chủ đầu tư hoặc BQLDA là những đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải nắm chắc các quy phạm pháp luật có liên quan để vận dụng một cách hợp lý, chặt chẽ và kịp thời nhằm điều chỉnh hoạt động thi công phù hợp với mục tiêu của dự án. Cụ thể, với những trường hợp công trình chậm tiến độ kế hoạch, chủ thể

quản lý dự án cần đối chiếu tình hình thi công thực tế với kế hoạch thi công tổng thể, kế hoạch thời kỳ, từ đó phân tích, đánh giá để tìm ra các sai sót, bất cập:

+ Với mỗi nội dung sai phạm thuộc đơn vị thi công cần đối chiếu, xác định với khung pháp lý tương ứng, lấy đó làm cơ sở để tiến hành các công tác điều chỉnh. Chủ thể quản lý cần áp dụng pháp luật một cách chính xác, phù hợp để thực hiện đúng, đủ chức năng quản lý nhà nước của mình với công tác quản lý tiến độ thi công.

+ Với những khiếm khuyết, bất cập thuộc về hệ thống quy phạm pháp luật, chủ thể quản lý tiến độ thi công tùy cấp độ cần có những báo cáo chính xác, đầy đủ đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cùng tháo gỡ khó khăn, khắc phục hậu quả nhằm điều chỉnh tiến độ thi công phù hợp với tiến độ tổng thể của dự án.

-Cơ chế quản lý từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước cấp cao nhất, xuống đến chủ đầu tư

Căn cứ vào loại hình, quy mô, nguồn vốn, đặc điểm của dự án, cấp độ quản lý dự án được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C. Theo đó,việc phân cấp quản lý, chủ thể quản lý, giám sát dự án cũng được xác định bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị- xã hội, UBND các cấp, các cơ quan quản lý chuyên trách do Quốc hội và Chính phủ ủy quyền.

Thông thường, với những dự án mà chủ đầu tư là người bỏ vốn đầu tư đồng thời trực tiếp quản lý, điều hành, giám sát,đối với những trường hợp phát sinh biến cố trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư có đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong thu thập, kiểm soát, xử lý thông tin, ra quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện điều chỉnh. Do có toàn quyền đối với dự án theo quy định của pháp luật nên chủ đầu tư luôn tự chủ, chủ động, linh hoạt trong thực hiện công tác quản lý dự án nói chung và tiến độ thi công nói riêng. Trường hợp phát sinh biến cố lớn nằm ngoài phạm vi quyền hạn, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với các cơ quan quản lý cấp cao để phối hợp phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.

Đối với trường hợp dự án được quản lý theo mô hình BQLDA, chủ đầu tư ủy quyền cho BQLDA hoặc đơn vị chuyên trách thực hiện các công việc liên quan đến dự án. Mô hình này được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư không thỏa mãn các năng lực về quản lý, điều hành đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng 2014, hoặc chỉ kiêm nhiệm đảm nhận trách nhiệm quản lý hiệu quả đầu tư trước các cơ quan quản

lý cấp cao hơn. Điều này đồng nghĩa với mọi công tác quản lý được thực hiện trong quá trình quản lý dự án, quản lý tiến độ thi công, chủ thể quản lý trực tiếp phải báo cáo với chủ đầu tư để xin ý kiến và chỉ được ra quyết định trong phạm vi quyền hạn được ủy quyền. Với mô hình quản lý này, việc phân quyền cần được cân nhắc cẩn thận, tỉ mỉ đảm bảo phân quyền có ý nghĩa trong công tác điều hành quản lý, tạo điều kiện phát huy hiệu quả năng lực quản lý của chủ thể quản lý trực tiếp.

- Cơ chế quản lý, điều hành, phân bổ vốn dành cho dự án

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn ngoài ngân sách, vốn vay nước ngoài, việc phân bổ vốn không được thường xuyên và trực tiếp như các dự án sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay ngân hàng thương mại. Thay vào đó, việc phân bổ vốn được cân đối theo ngân sách (TW hoặc địa phương), thực hiện theo kỳ nên gặp khó khăn trong quá trình giải ngân cũng như bổ sung vốn…

Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng vốn Nhà nước (trong hoặc ngoài ngân sách), chủ đầu tư được người quyết định đầu tư giao quyền làm chủ dự án và sử dụng vốn đầu tư, chịu trách nhiệm báo cáo với người quyết định đầu tư về tất cả các công việc liên quan đến triển khai, thực hiện dự án. Căn cứ vào nguồn vốn, tính chất của nguồn vốn và đặc điểm thời gian thực hiện kéo dài nhiều năm của các dự án đầu tư xây dựng công trình, kế hoạch bố trí vốn, sử dụng vốn, giải ngân vốn sẽ được lập trên cơ sở nghiên cứu kế hoạch tiến độ dự án, kế hoạch tiến độ thi công các công trình của chủ thể quản lý, cấp quyết định đầu tư và cơ quan nhà nước hữu quan.Cụ thể trong mô hình thực hiện dự án với sự tham gia của BQLDA, BQLDA là đơn vị trực tiếp, sâu sát trong lập kế hoạch tiến độ tổng thể, tiến độ các gói thầu theo từng tháng, quý, năm; chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên chủ đầu tư để lập kế hoạch bố trí, giải ngân vốn cho dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)