Thực trạng quản lýtiến độ thi công Dự án thoát nước và xử lý nước thả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 64 - 114)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thực trạng quản lýtiến độ thi công Dự án thoát nước và xử lý nước thả

Thành phố Thái Nguyên

3.2.2.1. Quy trình quản lý tiến độ thi công Dự án thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Thái Nguyên

Để quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng thuộc dự án đạt hiệu quả theo các mục tiêu đề ra, BQLDA Thoát nước và xử lý nước thải áp dụng một quy trình quản lý tiến độ khép kín, bắt đầu từ thời điểm chuẩn bị đầu tư xây dựng đến khi kết thúc thi công, nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào sử dụng. BQLDA không quản lýtiến độ thi công của từng công trình về mặt kỹ thuật, thay vào đó là quản lý việc thực hiện tiến độ thi công của các nhà thầu xây dựng tham gia dự án trên cơ sở kế hoạch tiến độ tổng thể dự án đã lập.

Thực tế quy trình quản lý tiến độ thi công của BQLDA hiện nay, sau khi tổ chức đấu thầu để tuyển chọn các nhà thầu có đủ năng lực tham gia vào dự án, BQLDA hỗ trợ, phối hợp với các nhà thầu thực hiện các bước của giai đoạn chuẩn bị đầu tư, trọng tâm là đánh giá chất lượng của các bản vẽ thiết kế, kế hoạch thi công các hạng mục công trình và kế hoạch giải ngân vốn của từng nhà thầu. Để đảm bảo quá trình chuẩn bị đầu tư của các nhà thầu có chất lượng, tạo tiền đề để khi đi vào thi công có thể thực hiện trơn tru, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công, BQLDA đã thắt chặt công tác thẩm định, kiểm tra, đối chiếu các thông tin về kế hoạch thi công với kế hoạch tiến độ tổng thể của dự án. Nếu điểm bắt đầu và kết thúc của các công trình trùng khớp hoặc kết thúc sớm hơn với kế hoạch tiến độ của dự án thì đồng ý cho thi công; nếu sai lệch, có độ trễ thì đề nghị thẩm tra kỹ lưỡng, lập phương án và kế hoạch tiến độ thi công mới, trường hợp độ trễ và sai lệch xuất phát từ những nguyên nhân khách quan thì có thể điều chỉnh kế hoạch tiến độ tổng thể dự án.

Trong giai đoạn thi công công trình, hạng mục công trình, căn cứ trên kế hoạch tiến độ thi công chi tiết đã được thông qua giữa BQLDA, đơn vị tư vấn - giám sát và nhà thầu thi công, BQLDA cử cán bộ theo dõi, ghi nhật ký công trình và tổng hợp thành bộ dữ liệu để kiểm tra tiến độ thi công thường xuyên. Trường hợp phát sinh các sai lệch, BQLDA đề nghị nhà thầu thi công giải trình, phối hợp cùng nhà thầu tìm hiểu nguyên nhân gây sai lệch để xử lý. Trong quá trình thi công thực tế, công tác thi công công trình chịu rủi ro của nhiều yếu tố không chỉ khách quan mà cả chủ quan như thời tiết, điều kiện địa chất hay khả năng phân bổ nguồn

lực của nhà thầu. Do đó, BQLDA đã luôn bám sát, theo dõi và thực hiện thu thập, quản lý thông tin chặt chẽ, trên cơ sở có đầy đủ các thông tin mới đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Không chỉ theo dõi, nắm bắt thông tin thường xuyên, BQLDA đã chủ động dự trù trước những sai lệch có thể phát sinh, tuy nhiên do mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan là quá lớn, việc kiểm soát các yếu tố chủ quan đôi khi còn lỏng lẻo nên việc thực hiện các nội dung của quy trình quản lý tiến độ thi công công trình của BQLDA còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao.

Điểm cuối của quy trình quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng thuộc dự án là thời hạn nghiệm thu, bàn giao và đưa các công trình vào sử dụng, vận hành. Trên cơ sở các thông tin thu thập được trong quá trình thi công, BQLDA thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, đồng thời phân tích tiến độ thi công thực tế và đưa ra những dự báo sát nhất với tình hình thực hiện dự án. Cụ thể, trường hợp tiến độ thi công thực tế đạt tỷ lệ thấp, trong khi hạn cuối để nghiệm thu, bàn giao công trình đang cận kề, BQLDA cần có những đánh giá chính xác, khách quan, trung thực về tiến độ thực hiện thi công để từ đó tìm ra những nguyên nhân gây sai lệch, đồng thời ra quyết định quản lý để giải quyết vấn đề trước khi xảy ra hậu quả nhằm hạn chế tối đa thiệt hại có thể có.

3.2.2.2. Phương pháp quản lý tiến độ thi công Dự án thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Thái Nguyên

Việc ứng dụng các phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế vào công tác quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng thuộc dự án của BQLDA được thực hiện cơ bản tuân theo các nguyên tắc lý thuyết về quản lý nhà nước về kinh tế.

Với tư cách là đại diện chủ đầu tư, được phân giao nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng, BQLDA đã xây dựng bộ máy quản lý dự án phù hợp với các nhu cầu thực tế của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong quá trình quản lý tiến độ thi công công trình, dự án, các cán bộ chuyên trách của BQLDA nhận nhiệm vụ từ Ban lãnh đạo để thực hiện việc theo dõi, giám sát, tổng hợp thông tin và báo cáo tới các cấp có thẩm quyền. Bằng các phương pháp hành chính phù hợp, BQLDA đã xây dựng được một hệ thống bộ máy quản lý vận hành tương đối hiệu quả, đồng bộ, hiệu quả công tác của các cán bộ chuyên trách thuộc BQLDA có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý dự án nói chung và quản lý tiến độ thi công công trình thuộc dự án nói riêng. Không chỉ áp dụng cho cán bộ của Ban, BQLDA có thể áp dụng các phương pháp hành chính đối với các đối tác, cụ thể là các đơn vị tham gia

vào dự án và chịu sự điều chỉnh của các quyết định mà BQLDA đưa ra.Để đảm bảo công tác quản lý tiến độ thi công công trình đạt hiệu quả, BQLDA sử dụng quyền lực của mình để ra các quyết định hành chính nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động của các nhà thầu. Trường hợp các nhà thầu thực hiện chưa đúng nhiệm vụ đã cam kết, hoặc cố ý làm sai các nguyên tắc trong quá trình thi công công trình xây dựng, căn cứ vào hậu quả thực tế hoặc có thể phát sinh, BQLDA có ra các quyết định hành chính yêu cầu nhà thầu phải tuân thủ và xử lý, kiến nghị xử lý nếu nhà thầu không hợp tác.

Bên cạnh phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế cũng được BQLDA áp dụng với các nhà thầu tham gia dự án nhằm khuyến khích, tạo động lực cho các nhà thầu có năng lực, có khả năng hoàn thành công việc sớm chỉ tiêu. Đây là một trong những phương pháp quản lý có tính tích cực, chủ động cao, đòi hỏi BQLDA phải nắm bắt sâu sát năng lực của từng nhà thầu, thường xuyên quan tâm, theo dõi tiến độ của từng công trình và có những đánh giá chính xác, khách quan về tình hình thực hiện dự án.

Tuy nhiên, thực tế quản lý dự án Thoát nước và xử lý nước thải đến nay, BQLDA chưa áp dụng được phương pháp quản lý kinh tế để có thể đẩy nhanh tiến độ dự án, thay vào đó, việc áp dụng phương pháp hành chính là thường xuyên vì thực trạng chậm tiến độ công trình xảy ra không chỉ với một mà hầu hết các nhà thầu đều mắc phải. Cá biệt, BQLDA đã phải đình chỉ một số nhà thầu thi công do không đáp ứng được nhu cầu thi công thực tế của công trình, gây chậm tiến độ của không chỉ gói thầu công trình đó mà của cả tổng thể dự án.

3.2.2.3. Nội dung quản lý tiến độ thi công Dự án thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Thái Nguyên

a)Lập kế hoạch dự án tổng thể và các gói thầu hợp phần

Căn cứ vào các mục tiêu của quản lý tiến độ dự án, BQLDA thực hiện phân chia các gói thầu dựa trên kế hoạch tiến độ tổng thể của toàn dự án. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số gói thầu BQLDA quản lý là 25 gói thầu, trong đó có 3 gói thầu sử dụng vốn vay ODA, 22 gói thầu được thực hiện bằng vốn NSNN. Tiến độ thi công các công trình xây dựng tương đương tiến độ thực hiện các gói thầu đã được chào thầu trong dự án.

Các gói thầu sử dụng vốn vay ODA là các gói thầu có tính chất đặc thù vì liên quan đến yếu tố nước ngoài, được phân chia và xác lập dựa trên cơ sở các điều

khoản thương thảo giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp. Các nhà thầu nước ngoài tham gia vào dự án là nhằm mục đích thực hiện chuyển giao công nghệ xây lắp, sử dụng và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu cho phía Việt Nam, hỗ trợ thiết thực cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở giới thiệu, đề nghị của Chính phủ Pháp, Chính phủ Việt Nam cho phép các nhà thầu BERIM, DEGREMONT và VINCI dự thầu quốc tế hạn chế và tham gia vào dự án trong giai đoạn I với tư cách là đơn vị tư vấn- thiết kế, cung cấp trang thiết bị đặc chủng đặc thù. Điều này giúp chủ đầu tư dự án tiết giảm được thời gian tiếp cận với các nhà thầu nước ngoài có cùng năng lực và điều kiện để tham gia vào dự án.

Bảng 3.2. Các gói thầu sử dụng vốn vay ODA

Số hiệu

GT

Tên gói thầu Giá GT

(EUR) H.thức mua sắm/lựa chọn NT P.thức đấu thầu/lựa chọn T.gian ĐT/lựa chọn (quý) Tgian thực hiện (tháng) 1 Tư vấn, khảo sát thiết kế, lập tổng dự toán và quản lý dự án 2.354.251 Đấu thầu QT hạn chế 2 túi 132 2 Cung cấp lắp đặt thiết bị TXLNT 7.100.000 Đấu thầu QT hạn chế 1 túi Quý IV/2009; Quý I/ 2010 36 3 Cung cấp, lắp đặt thiết bị trạm bơm, đường ống, thiết bị đặc chủng 6.212.296 Đấu thầu

QT hạn chế 1 túi Quý I/2010 36

(Nguồn: BQLDA)

Trên thực tế, đối với các dự án đầu tư xây dựng, các nội dung quản lý dự án có tính đặc thù khi thực hiện tính toán lập kế hoạch tiến độ, BLQDA cần quan tâm đến khối lượng xây dựng và các hạng mục công trình. Khối lượng thi công các công trình, hạng mục công trình là đặc trưng riêng biệt của các dự án đầu tư xây dựng, được sử dụng như một thước đo mức độ hoàn thành của công trình. Ví dụ, công trình (hạng mục công trình) đạt 100% khối lượng có nghĩa là công trình (hạng mục công trình) đó đã thực hiện đầy đủ các nội dung xây dựng cần thiết theo dự toán thi công xây lắp và sẵn sàng bàn giao nghiệm thu. Tuy nhiên, để thuận tiện và đảm bảo thực hiện nguyên tắc thống nhất trong quản lý nhà nước, khối lượng thi công xây

lắp thực hiện của các nhà thầu xây dựng được quy đổi thành giá trị tiền và được chi tiết, cụ thể hóa trong thuyết minh kỹ thuật, giải pháp thi công mà nhà thầu trình BQLDA và tư vấn thiết kế phê duyệt. Thang đo tiến độ được sử dụng là thời gian. Tiến độ thiết kế của dự án theo quyết định 2303/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên dự kiến sẽ thực hiện giải ngân hết nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Pháp vào cuối năm 2016 và một phần vốn đối ứng từ NSNN theo kế hoạch sử dụng vốn.

Bảng 3.3.Các gói thầu sử dụng vốn NSNN

STT Tên gói thầu Thời gian

KC- HT

Quyết định đầu tư Số QĐ, thời gian ban hành TMĐT (triệu VNĐ) 1 Xây lắp hàng rào Trạm xử lý nước thải 12/2010- 5/2011 3022 - 03/12/2010 3,023 2 Xây lắp suối Xương Rồng 1 6/2011 - 6/2012 1954 - 03/6/2011 11,953 3 Xây lắp suối Xương Rồng 2 7/2012-01/2013 1055 - 23/05/2012 6,573.4

4 Xây lắp nhà để xe và sân bãi tập

kết vật tư- thiết bị 3/2012 - 01/2013 461 - 01/03/2012 2,011.6 5 Xây lắp khu tái định cư Quang Trung 10/2011-02/2013 1273 - 20/6/2011 4,883.8 6 Lấp đất chân hàng rào Trạm xử lý 02/2013- 4/2013 186 - 25/01/2013 508.7 7 Xây lắp nhà máy xử lý nước thải 12/2012-01/2015 1829 - 19/9/2012 78,986.7

8 Xây lắp các hạng mục phụ trợ

nhà máy 11/2013-7/2014 1829 - 19/9/2013 11,450.6 9 Lắp đặt thiết bị cơ điện (Á Đông) 12/2015-5/2016 1987 - 11/08/2015 4,183.7 10 Xây lắp tuyến ống số 1A 11/2013-11/2014 2273 - 14/10/2013 33,753.2 11 Xây lắp tuyến ống số 1B 7/2013 - 5/2014 2724 - 14/7/2013 35,547.4 12 Xây lắp tuyến ống số 2 3/2013-3/2014 2275 - 14/3/2013 38,301.9 13 Xây lắp trạm bơm SP3 9/2013-4/2014 433 - 11/3/2013 10,129.1 14 Xây lắp trạm bơm SP9 9/2013-4/2014 4332 - 11/3/2013 9,230 15 Xây lắp trạm bơm SP1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 9/2013-4/2014 426 - 11/3/2013 4,804 16 Lắp đặt thiết bị cơ điện (Hồng Quân) 12/2015-4/2016 1987 - 11/08/2015 1,901.3 17 Xây lắp suối Cống Ngựa 11/2012-8/2013 2028 - 11/09/2012 37,615.1 18 Xây lắp hồ điều hòa và 2 nhánh suối 10/2012-6/2013 2895 - 06/10/2012 27,232.0 19 Đấu nối điện các trạm bơm 5/2014-7/2014 1645 - 15/5/2014 3,587.1 20 Xây lắp đường ven hồ 7/2014-3/2015 2895 - 26/12/2013 3,871.2 21 Nạo vét bùn 10/2015-3/2016 2413 - 14/09/2015 5,891.8 22 Lắp đặt cáp quang (TTH) 10/2015-01/2016 2715 - 12/10/2015 2793.70

BQLDA thực hiện công tác quản lý nhà nước toàn diện đối với tất cả công việc của dự án. BLQDA không trực tiếp đảm nhiệm thiết kế, lập tiến độ dự án mà thuê đơn vị tư vấn thiết kế là nhà thầu BERIM làm thay. Căn cứ các nội dung công việc trong hợp đồng ký kết với BQLDA, nhà thầu BERIM chịu trách nhiệm tư vấn, lập thiết kế tổng thể, lập tiến độ tổng thể và bàn giao cho BQDLA, phối hợp cùng BQLDA phân chia các gói thầu, làm việc cùng các nhà thầu để xác định tiến độ thiết kế cho từng gói thầu thi công xây lắp được đấu thầu. Kế hoạch tiến độ khởi công- hoàn thành của từng gói thầu thực hiện trong dự án được thể hiện ở bảng 3.3.

Kế hoạch tiến độ cho các công trình xây dựng, gói thầu xây lắp thuộc dự án được mô tả bằng biểu đồ GANTT, mô tả ngày bắt đầu và thời gian thực hiện các gói thầu như hình dưới đây:

Kế hoạch tiến độ được mô tả trên biểu đồ GANTT là công cụ để BQLDA kiểm soát tiến độ thực tế của các công trình, hạng mục công trình. Bằng phương pháp ghi nhật ký công trình, tổng hợp thông tin và lập báo cáo tiến độ thực tế theo kỳ, BQLDA có thể đối chiếu tiến độ thực tế và tiến độ kế hoạch, trên cơ sở đó phát hiện ra các chênh lệch về thời gian, sai sót tiến độ và nghiên cứu sâu hơn để tìm ra nguyên nhân gây sai lệch nhằm điều chỉnh lại tiến độ thi công các công trình xây dựng phù hợp với tiến độ chung của dự án. Để thực hiện được điều này đòi hỏi BQLDA và nhà thầu tư vấn- thiết kế- giám sát phải thực hiện đúng, đủ công tác giám sát, kiểm soát.

b)Tổ chức mời thầu, đấu thầu dự án

So với các dự án mà chủ đầu tư hoặc BQLDA trực tiếp đứng ra thực hiện công tác thi công tại hiện trường, khâu tổ chức thi công của dự án Thoát nước và các dự án tương tự được thực hiện thông qua quy trình đấu thầu.

BQLDA cùng đơn vị Tư vấn - giám sát sau khi lập kế hoạch tiến độ tổng thể và phân chia khối lượng công việc của dự án thành từng “gói” sẽ tiến hành chào thầu để kêu gọi các nhà thầu có đủ năng lực tham gia thực hiện thi công. Căn cứ vào các yêu câu của dự án, BQLDA lập kế hoạch đấu thầu, phối hợp với đơn vị Tư vấn - giám sát đặt ra các tiêu chuẩn cần thiết mà các nhà thầu buộc phải có, kế hoạch đấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 64 - 114)