Khái quát về Dự án thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 55 - 60)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Khái quát về Dự án thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Thái Nguyên

a) Tên, loại dự án

Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên là dự án trong điểm của tỉnh Thái Nguyên, được thực hiện theo Nghị định thư Việt Pháp năm 1998. Đây là dự án chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường, phục vụ dân sinh cho khu vực trung tâm phía bắc thành phố Thái Nguyên, được tài trợ bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp (Chính phủ Việt Nam vay và cấp phát lại cho tỉnh) và nguồn vốn đối ứng được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và cân đối của tỉnh Thái Nguyên.

Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên là dự án nằm trong Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Cầu đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 25/01/2013.

- Tên dự án: Hệ thống “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên”

- Loại dự án: Dự án nhóm B; theo Nghị định thư Việt- Pháp năm 1998. b) Đơn vị tư vấn - thiết kế - giám sát

* Các nhà thầu tư vấn thiết kế chính tham gia vào dự án gồm có các nhà thầu của Pháp và nhà thầu của Việt Nam. Trong đó, tổ chức tư vấn nước ngoài bao gồm:

- Nhà thầu tư vấn- thiết kế BERIM- Cộng hòa Pháp: là nhà thầu được chỉ định trên cơ sở thỏa thuận tại biên bản ghi nhớ hợp tác, tài trợ vốn giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp. Nhà thầu BERIM có nhiệm vụ tư vấn cho BQLDA về công nghệ và thiết bị, phối hợp cùng đơn vị tư vấn thiết kế từ phía Việt Nam lập thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật cho dự án. Vì dự án sử dụng nhiều trang thiết bị đặc

chủng, không sẵn có trong nước nên vai trò của nhà thầu BERIM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hỗ trợ tích cực cho BQLDA trong việc xác định được phương án kỹ thuật phù hợp, trên cơ sở đó đưa ra được thiết kế kỹ thuật phù hợp với điều kiện xây dựng đặc thù bên phía Việt Nam nói chung và tại địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng.Ngoài nhà thầu tư vấn BERIM đảm nhiệm vị trí nhà thầu tư vấn thiết kế tổng thể, tham gia vào công tác tư vấn- thiết kế của dự án còn có nhà thầu Degremont (thiết kế trạm xử lý nước thải) và nhà thầu Vinci- OTV (thiết kế các trạm bơm).

* Tổ chức tư vấn Việt Nam:

Công ty CP tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam- VCC: là nhà thầu tư vấn được tuyển chọn qua đấu thầu hạn chế do đặc thù công nghệ của dự án. Trên cơ sở phối hợp, trao đổi thông tin với nhà thầu tư vấn BERIM, kết hợp với thực địa điều tra khảo sát điều kiện thi công xây dựng tại địa bàn thực hiện dự án và tham vấn các nhà thầu có liên quan, VCC lập thiết kế cơ sở, chỉ dẫn và thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi côngtrình BQLDA phê duyệt.

c)Mục tiêu của dự án

Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải tại khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên phục vụ cho khoảng 100.000 dân nhằm chống ngập úng cục bộ và thu gom xử lý nước thải góp phần cải thiện vệ sinh môi trường của thành phố Thái Nguyên.

Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng: nước thải sinh hoạt khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên sẽ được thu gom, xử lý trước khi xả ra Sông Cầu, khi đó:

- Cải thiện môi trường đất, bảo vệ chất lượng nước ngầm, nước mặt không bị ô nhiễm và ngập úng nước mưa kéo dài.

- Cải thiện môi trường sức khỏe cho người dân đô thị và cộng đồng, làm giảm chi phí cho bảo hiểm y tế.

- Giảm thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân do tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài.

Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng: nước thải sinh hoạt khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên sẽ được thu gom, xử lý trước khi xả ra Sông Cầu, khi đó:

- Cải thiện môi trường đất, bảo vệ chất lượng nước ngầm, nước mặt không bị ô nhiễm và ngập úng nước mưa kéo dài.

- Cải thiện môi trường sức khỏe cho người dân đô thị và cộng đồng, làm giảm chi phí cho bảo hiểm y tế.

- Giảm thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân do tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài.

- Tăng thu nhập từ nguồn du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài vào Thái Nguyên.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Thái Nguyên. d)Quy mô, khối lượng, các công trình xây dựng chính

- Hệ thống thoát nước mưa,hệ thống thoát nước thải và các hạng mục phụ trợ liên quan đến các hệ thống trên bao gồm:

+ Cải tạo hệ thống thoát nước mưa dọc đường để tăng khả năng tiêu thoát. + Cải tạo các tuyến suối hiện có tạo thành các trục trung tâm thoát nước mưa. + Cải tạo và xây mới hồ điều hòa, trạm bơm nước mưa nhằm giảm áp lực mưa trên toàn hệ thống.

+ Xây dựng hệ thống cống bao đưa nước về trạm xử lý.

+ Xây dựng hệ thống thu gom, giếng tách nước mưa kết nối cống bao với rãnh hiện có.

+ Xây dựng các ống thu nước đấu nối vào từng hộ dân. +Xây dựng trạm xử lý nước thải, các trạm bơm chuyển bậc. e)Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng

- Khu trung tâm phía bắc thành phố Thái Nguyên (gồm 9 phường: Quan Triều, Quang Vinh, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Đồng Quang, Trưng Vương, Túc Duyên, Gia Sàng).

+ Phía Bắc: giáp sông Cầu; phía Tây Bắc kéo dài tới hết phường Quán Triều, giáp Tân Long.

+ Phía Nam: giáp nhà máy cán thép Gia Sàng. + Phía Tây: giáp đường sắt.

+ Phía Đông: giáp sông Cầu. - Tổng diện tích khu vực: 1200 ha.

- Số dân được sử dụng dịch vụ của dự án: khoảng 100.000 dân. f)Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và kế hoạch phân bổ vốn

Qua 3 lần phê duyệt điều chỉnh, tổng mức đầu tư dự án hiện naylà 950,489 tỷ VNĐ:

- Ngày 12/12/2000 UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt dự án khả thi tại Quyết định số 3452/QĐ-UB với tổng mức đầu tư là 231,62 tỷ VNĐ.

- Ngày 11/7/2007 UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án khả thi tại Quyết định số 1352/QĐ-UBND với tổng mức đầu tư là 579,90 tỷ VNĐ.

- Ngày 11/10/2012 UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tại Quyết định số 2303/QĐ-UBND với tổng mức đầu tư là 950,489 tỷ VNĐ.

Nguồn vốn đầu tư theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư số 2303/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên như sau:

+ Vốn vay ODA của Pháp: 412,08 tỷ VNĐ tương đương 15.541.251 EUR dành cho nhập khẩu thiết bị và tư vấn dự án.

+ Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 538,48 tỷ VNĐ. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn đầu tư đối ứng bao gồm:

+ Vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác: 269,204 tỷ đồng. + Vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương 269,204 tỷ VNĐ.

g)Hình thức đầu tư, hình thức tổ chức quản lý

Theo quyết định số 3452/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt ngày 12/12/2000, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư dự án. Để thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư, Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên cho phép thành lập BQLDA, đại diện chủ đầu tư thực hiện các công việc quản lý liên quan đến dự án. Do nhiều nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến dự án gây chậm tiến độ, đòi hỏi chủ thể quản lý cần phải nâng cao trách nhiệm và chuyên môn hóa trong công tác quản lý. Đến ngày 20/12/2011 Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên đã bàn giao chủ đầu tư cho Công ty TNHH MTV Thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là Công ty Thoát nước) theo quyết định số 2972/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên, BQLDA được giữ nguyên và trực thuộc quản lý của Công ty Thoát nước.

3.1.2. Khái quát về Ban quản lý Dự án thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Thái Nguyên

Tính đến thời điểm nghiên cứu, bộ máy quản lý dự án “Thoát nước và xử lý nước thải” đã có những thay đổi nhất định về mặt cơ cấu tổ chức so với thời điểm phê duyệt dự án ban đầu.

- Theo Quyết định số 3452/QĐ-UB ngày 12/12/2000, chủ đầu tư dự án được giao UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án được thành lập cùng thời điểm và trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên.

- Năm 2007, khi dự án được phê duyệt lại tổng mức đầu tư, quyền chủ quản dự án được trả lại cho UBND tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư, BQLDA theo đó trực thuộc quản lý của UBND tỉnh.

- Đến năm 2012, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư lần 03, đồng thời phê duyệt thành lập Công ty TNHH MTV Thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên trên cơ sở bộ máy BQLDA, giao Công ty Thoát nước làm chủ đầu tư dự án, thành lập BQLDA trực thuộc.

Có thể thấy, hình thức, cơ cấu, bộ máy tổ chức của BQLDA đã có nhiều cải tổ, thay đổi trong quá trình thực thi dự án. Mô hình quản lý dự án hiện nay đang được áp dụng được mô tả dưới hình sau:

Sơ đồ 3.1. Hệ thống bộ máy quản lý, điều hành, thực thi dự án

(Nguồn: Tác giả) Các Sở, Ngành liên quan UBND tỉnh Thái Nguyên Chính phủ Bộ Tài chính Bộ Kế hoạch - Đầu tư

Công ty TNHH MTV Thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên

Các nhà thầu

HĐND tỉnh Thái Nguyên

3.2. Thực trạng quản lý tiến độ thi công Dự án thoát nước và xử lý nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 55 - 60)