Nâng cao chất lượng, công khai, minh bạch hóa công tác đấu thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 121 - 122)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Nâng cao chất lượng, công khai, minh bạch hóa công tác đấu thầu

Trong hoạt động kinh tế - kinh doanh ở Việt Nam những năm gần đây, đấu thầu là một nội dungmới thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế nhà nước, có ý nghĩa quan trọng để lựa chọn ra các nhà thầu đủ năng lực và điều kiện thực hiện các công việc của dự án. Khác với đấu giá, là hoạt động kinh tế phát sinh quan hệ mua - bán trong đó người bán có vai trò độc quyền chào giá cơ sở của sản phẩm, người mua cạnh tranh lẫn nhau về giá để mua sản phẩm/hàng hóa, đấu thầu là một hoạt động kinh tế có tính phức tạp, đặc thù hơn, được nhà nước quan tâm hơn trong áp dụng vào lĩnh vực quản lý kinh tế nhà nước.

- Về bản chất, đấu thầu là hoạt động kinh tế phát sinh quan hệ mua - bán trong đó người mua có vai trò độc quyền về nhu cầu sản phẩm, hàng hóa, có yêu cầu về đặc điểm, tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm riêng biệt, giá tham chiếu của sản phẩm hàng hóa phải là giá thấp nhất. Người mua, với vai trò là chủ đầu tư, có quyền chào thầu, tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật.

- Về quy trình tổ chức đấu thầu

Chủ đầu tư căn cứ trên nhu cầu củadự án để lập phương án thiết kế, kế hoạch tiến độ tổng thể, tổng dự toán để lập kế hoạch đấu thầu, đặt ra các tiêu chí về kỹ thuật, tài chính và gửi các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các nhà thầu tham gia đấu thầu phải soạn hồ sơ dự thầu dựa trên kế hoạch, tiêu chuẩn của chủ đầu tư đã được phê duyệt. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu là “bài thi” duy nhất được đưa ra chấm điểm, làm căn cứ để lựa chọn gói thầu phù hợp với nhu cầu của dự án. Những gói thầu đủ điều kiện trúng thầu phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí: Tiêu chuẩn kỹ thuật bằng hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn chung của dự án;Kế hoạch tiến độ bằng hoặc nhanh hơn so với kế hoạch tổng thể;Phương án thi công có hiệu quả hơn so với phương án thi công mà dự án đưa ra;Phương án tài chính của nhà thầu bằng hoặc thấp hơn so với giá ban đầu mà chủ đầu tư chào thầu... Chủ đầu tư cùng tổ chấm thầu thực hiện chấm thầu khép kín và công bố kết quả công khai, minh bạch tới các nhà thầu tham gia đấu thầu, đồng thời gửi kết quả chấm thầu đến cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt.

Từ bản chất và quy trình đấu thầu có thể thấy, hoạt động đấu thầu có ý nghĩa rất lớn trong lựa chọn được các nhà sản xuất có năng lực, đáp ứng được nhu cầu của dự án với giá cả phải chăng. Theo khảo sát tại dự án, BQLDA đã thực hiện đúng, đủ, chính xác các công việc cần làm của quy trình đấu thầu theo quy định của pháp luật; Chất lượng của các hồ sơ dự thầu cũng đạt khá cao so với yêu cầu dự án đề ra; Mức độ minh bạch, công khai của quy trình đấu thầu tới các nhà thầu đạt 93%. Tuy nhiên, công tác đấu thầu là một quy trình rất phức tạp, không được thực hiện minh bạch, công khai tuyệt đối sẽ dễ xảy ra tiêu cựcnhư phát sinh việc “chạy thầu”, “quân xanh quân đỏ”, cùng với đó là sự tham gia dự án của các nhà thầu kém năng lực chuyên môn, không đủ khả năng tài chính hay có chi phí thực hiện công việc quá cao. Những nhà thầu này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới tiến độ của dự án do tự bản thân họ không đủ khả năng thực hiện công việc của mình, khiến tiến độ thực thi các gói thầu kéo dài.

Nhìn chung, công tác đấu thầu tại BQLDA trong suốt quá trình thực thi dự án là khá tốt, chưa xuất hiện tố cáo, khiếu kiện về công tác đấu thầu. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đấu thầu để từ đó lựa chọn được những nhà thầu có chất lượng cao thỏa mãn nhu cầu của dự án, BQLDA và các cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét những vấn đề sau:

- Giai đoạn lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ dự thầu và các tiêu chí đánh giá tới các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cần được làm chính xác, chi tiết, chặt chẽ, đầy đủ. Các công việc thực hiện trong giai đoạn này là cơ sở để đưa ra những tiêu chuẩn nền trong việc lựa chọn ra các nhà thầu có đủ điều kiện tham gia dự án.

- Công khai, minh bạch tuyệt đối các công việc của quy trình đấu thầu tới các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà thầu tham gia đấu thầu để đảm bảo giám sát chéo được thực hiện. Hiệu quả của công tác giám sát là các kết quả trung thực, khách quan, giúp phản ánh được chính xác, tin cậy về năng lực chuyên môn của các nhà thầu tham gia dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)