Đối vớicác nhà thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 130 - 148)

5. Bố cục của luận văn

4.3.5. Đối vớicác nhà thầu

Các nhà thầu tham gia thực hiện dự án là các chủ thể chính thực hiện công tác thi công, xây lắp, lắp đặt công trình, hạng mục công trình của dự án. Trong khi BQLDA và các cơ quan hữu quan điều hành, quản lý dự án về mặt cơ chế thì các nhà thầu lại là những chủ thể trực tiếp thực hiện cơ chế đó. Tiến độ thực thi dự án có mối liên hệ chặt chẽ với tiến độ thi công các công trình, hạng mục công trình của nhà thầu. Do đó, để đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án đạt kế hoạch, các nhà thầu cần có ý thức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình thực thi các công việc:

- Thực hiện tốt công tác chuẩn bị thi công

Công tác chuẩn bị thi công có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện công trình đúng tiến độ. Một sự chuẩn bị tốt dựa trên các tiên lượng về các yếu tố đầu vào của quá trình thi cônglà tiền đề vững chắc để các nhà thầu nhanh chóng triển khai thi công công trình.

- Tập trung nguồn lực để đảm bảo thi công đúng tiến độ và đạt chất lượng Một dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung cũng như gói thầu thi công công trình nói riêng đều có rất nhiều công việc cần thực hiện, trong khi điều kiện về nguồn lực có hạn, đặc biệt là điều kiện về tài chính. Do đó, trong quá trình thực thi gói thầu, thực thi dự án, các nhà thầu cần xây dựng kế hoạch nguồn lực, xác định các công việc cần tập trung nguồn lực để thực hiện và hoàn thành đúng hạn. Việc điều phối nguồn lực chính xác, hợp lý thể hiện trình độ quản lý của các nhà thầu trong thực hiện gói thầu, có ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thi công gói thầu.

- Phối hợp với BQLDA và các cơ quan hữu quan thực hiện giám sát, kiểm soát toàn bộ quá trình thực thi công việc một cách chặt chẽ nhất.

Về cơ bản, trong quá trình thực thi mỗi dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các chủ thể tham gia dự án đều đặt mục tiêu hoàn thành dự án, hoàn thành công trình đúng tiến độ. Nếu chậm, ràng buộc về tài chính thể hiện trong các hợp đồng thi công xây dựng là

các chế tài mà đơn vị thi công phải chịu. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện dự án, thi công công trình, có rất nhiều biến cố phát sinh ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ công việc, tùy mức độ nghiêm trọng của biến cố mà nhà thầu hoặc tự xử lý, hoặc cần có sự hỗ trợ từ BQLDA và các cơ quan hữu quan để giải quyết vướng mắc. Bên cạnh việc tự chịu trách nhiệm với lỗi do yếu tố chủ quan, các nhà thầu cần có sự chủ động, tích cực phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ từ phía BQLDA và các cơ quan hữu quan trong xử lý các vấn đề khách quan nằm ngoài xử lý, vì mục tiêu chung là hoàn thành dự án đúng hạn, đạt mục tiêu đề ra.

KẾT LUẬN

Dự án “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên” là dự án trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên, sử dụng nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Pháp và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách, nhằm mục đích cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố, hướng tới cải thiện đời sống, sức khỏe của người dân sinh sống trên địa bàn. Dự án có quy mô vốn lớn, địa bàn thi công rộng, thời gian thực hiện kéo dài do đó có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Thực tế thực hiện dự án đến nay ghi nhận, dự án bị chậm tiến độ hơn so với kế hoạch ban đầu khiến cho tổng mức đầu tư của dự án liên tục phải nâng lên từ 230 tỷ đến 950 tỷ; Cùng với đó, trong quá trình thực hiện dự án, thời gian thi công các công trình kéo dài, các công trình chậm hoàn thành gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của cư dân trên địa bàn; Mục tiêu nâng cao phúc lợi xã hội của dự án chậm đạt được. Nguyên nhân của thực trạng này bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Xuất phát từ thực tiễn, việc khắc phục các nguyên nhân gây chậm tiến độ thi công công trình, chậm tiến độ dự án là rất bức thiết. Điều này đòi hỏi BQLDA, với tư cách là chủ thể thực hiện, điều hành và quản lý dự án, phải xem xét lại và nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng thuộc dự án, xem đây là cơ sở trọng tâm để thực hiện quản lý tốt tiến độ cũng như chất lượng thực hiện dự án.

Luận văn đã thực hiện nghiên cứu tổng thể về dự án “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên”từ thực trạng chậm tiến độ dự án, chậm tiến độ thi công các công trình xây dựng để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các nguyên nhân gây chậm tiến độ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đã xác định được nhân tố cần thiết phải thay đổi, điều chỉnh gồm các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan.Với nhóm các yếu tố chủ quan, năng lực điều hành, quả lý dự án của bộ

máy BQLDA là một trong những nhân tố tác động trực tiếp nhất tới hiệu quả quản lý dự án nói chung và quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng thuộc dự án nói riêng. Bên cạnh đó, việc thực thi các công tác như đấu thầu, phối hợp giữa BQLDA và các bên liên quan, hay quyền hạn của BQLDA trong giám sát, kiểm tra, điều chỉnh, ra quyết định đối với dự án cũng có những tác động, ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả công tác quản lý tiến đột thi công công trình xây dựng thuộc dự án. Nhóm các yếu tố khách quan gồm có khung pháp lý, hệ thống pháp luật về đầu tư, xây dựng, sự phân cấp trong cơ chế quản lý dự án, cơ chế phân bổ vốn đầu tư công cho dự án là những yếu tố mà BQLDA không thể trực tiếp điều chỉnh, thay đổi. Tuy nhiên, với tư cách là đơn vị được giao nhiệm vụ điều hành, quản lý, thực hiện dự án, BQLDA có quyền và trách nhiệm trong việc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để đưa ra những quyết định quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn của dự án. Đây là sở cứ để tìm hiểu về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý tiến độ thi công công trình do BQLDA thực hiện, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng thuộc dự án, hướng tới nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ thực hiện dự án.

Từ những nghiên cứu, phân tích và giải pháp đưa ra, luận văn được kỳ vọng sẽ đem lại những góc nhìn mới, cóích trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng cũng như hiệu quả quản lý tiến độ dự án của BQLDA, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ của các dự án tương tự, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Đào Ngọc Dương, Thăng Thị Hồng Nhung (2016), “Một số vấn đề trong quản lý nhà nước đối với dự án ODA: Điển cứu dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 156, số 10 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch đầu tư (2004), Sổ tay hỗ trợ thực hiện dự án do ADB tài trợ

tại Việt Nam;

2. Bộ Kế hoạch đầu tư (2009), Cẩm nang hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện

dự án nguồn vốn ODA do ADB tài trợ tại Việt Nam, tháng 9/2009;

3. Bùi Mạnh Hùng (2006), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB Khoa học và kỹ thuật;

4. Chính phủ (2006), Nghị định số 131/NĐ-CP ngày 09/11/2006 về việc ban

hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

5. Chính Phủ (2013),Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý

chất lượng xây dựng công trình xây dựng;

6. Chính Phủ (2015),Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất

lượng và bảo trì công trình xây dựng;

7. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự

án đầu tư xây dựng;

8. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016;

9. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007) “Giáo trình chính

sách kinh tế xã hội, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật”;

10. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2010) “Giáo trình quản lý Nhà Nước về

kinh tế”;

11. Đỗ Thị Hải Hà, Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, (2012) “Giáo trình quản lý học, NXB Kinh tế Quốc dân”;

12. Huỳnh Thị Hồng Vân (2010), luận văn thạc sĩ “ Hoàn thiện công tác quản lý

tiến độ thực hiện dự án Thủy điện sông bung 4”, trường Đại học Đà Nẵng, Đà

Nẵng;

13. NguyễnThanh Liêm, Đoàn Thị Liên Hương, Nguyễn Văn Long, Quản trị dự án, NXB Tài chính;

kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội”;

15. Nguyễn Tiến Hưởng (2013), luận văn thạc sĩ “ Quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách huyện Sinh Hồ - tỉnh Lai Châu”;

16. Quốc hội (2014), Luật số 49/2014/QH13 về việc ban hành Luật Đầu tư công;

17. Quốc hội (2014), Luật số 50/2014/QH13 về việc ban hành Luật Xây dựng; 18. Trần Văn Hoàn (2012), luận văn thạc sĩ “Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại công ty Cổ phần xây dựng số 01 Hà Nội”, trường Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;

19. Tạ Văn Khoái (2009), luận án tiến sĩ “ Quản lý Nhà Nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước Việt Nam”, Học viện Chính trị Hành

chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh;

20. Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2014), Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học và thực hiện Luận văn thạc sĩ.

21. Anh Đức (2012), 99% dự án xây dựng chậm tiến độ do quản lý lỏng lẻo?,

http://www.nguoiduatin.vn/99-du-an-xay-dung-cham-tien-do-do-quan-ly-

long-leo-a24695.html, ngày 28/12/2012;

22. Bích Thảo (2016), Lối thoát cho công trình chậm tiến độ,

http://baodauthau.vn/dau-tu/loi-thoat-cho-cong-trinh-cham-tien-do-

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH THUỘC BQLDA

Câu 1. Ông/bà cho biết những thông tin chung về công ty ông/bà khi tham dự thi

công công trình xây dựng, bằng cách tích vào ô thích hợp.

- Công ty ông/bà đã bao giờ bị xử phạt hành chính vì làm chậm tiến độ chưa

Đã từng □ Chưa từng □

Ông/bà hãy chọn một dự án mà công ty ông bà đang thực hiện để trả lời các ý hỏi còn lại

- Về tổng thời gian thực hiện để bàn giao công trình

Dưới 1 năm □ Từ 1 -2 năm □ Từ 2-3 năm □ Trên 3 năm □

- So với tiến độ thi công trong dự thầu, thời điểm hiện tại, công ty ông/bà đang ở tình trạng nào?

Chậm tiến độ □ Đúng tiến độ □ Nhanh hơn tiến độ □ Không rõ □ - Nếu bị chậm tiến độ thì nguyên nhân là do đâu?

Khâu giải phóng mặt bằng □ Khâu thi công □ Kinh phí cấp muộn so với tiến độ □

Điều kiện thời tiết (sạt lở,

mưa lũ...) □

Đàm phán lại vì biến động cúa giá NVL trên

thị trường □

CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN

Năng lực quản lý, điều hành của BQLDA ảnh hưởng tới công tác quản lý tiến độ thi công

Câu 2: Ông bà cho biết trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Giám đốc BQLDA, các cán bộ chuyên môn có đảm bảo đúng, đủ theo quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu về điều hành, quản lý dự án không?

Theo Điều 54 Nghị định 59/NĐ- CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng:

Trình độ năng lực, chuyên môn của Giám đốc BQLDA? Đạt tiêu chuẩn GĐ qlda hạng I □ Đạt tiêu chuẩn GĐ qlda hạng II □ Đạt tiêu chuẩn GĐ qlda hạng III □

Số lượng cán bộ, kỹ sư chuyên trách công tác trong BQLDA có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí và công việc công tác?

0- 10 người 10- 20 người 20- 30 người 30- 40 người

Câu 3: Đội ngũ cán bộ có đủ kinh nghiệm thực tế để thực hiện các công việc chuyên trách không? (Cho điểm từ mức 1 đến 5 trong đó 5 là cao nhất)

Kiểm tra năng lực thực tế của các cán bộ chuyên trách trong dự án 1 (0- 20%) 2 (20- 40%) 3 (40- 60%) 4 (60- 80%) 5 (80- 100%)

Số cán bộ thuộc BQLDA đã tham gia quản lý, điều hành, thực thi các công việc của một (một số) dự án khác có quy mô, tính phức tạp thấp hơn

Số cán bộ thuộc BQLDA đã tham gia quản lý, điều hành, thực thi các công việc của một (một số) dự án khác có quy mô, tính phức tạp tương đương Số cán bộ thuộc BQLDA đã tham gia quản lý, điều hành, thực thi các công việc của một (một số) dự án khác có

quy mô, tính phức tạp cao hơn

Câu 4: Khả năng ứng phó, xử lý tình huống với các biến cố phát sinh trong quá

trình giám sát, quản lý tiến độ thi công các gói thầu của đội ngũ cán bộ như thế nào? (Cho điểm từ mức 1 đến 5 trong đó 5 là cao nhất)

Là khả năng phát hiện, xử lý các sai lệch, các biến cố và báo cáo đến cấp quản lý cao hơn

1 (0- 20%) 2 (20- 40%) 3 (40- 60%) 4 (60- 80%) 5 (80- 100%)

Khả năng nắm bắt tình huống của cán bộ quản lý dự án với các biến cố phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và tự xử lý

Khả năng nắm bắt tình huống của cán bộ quản lý dự án với các biến cố phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, không đủ khả năng xử lý và báo cáo lên cấp quản lý cao hơn

Câu 5: Ông/bà đánh giá như thế nào về năng lực, trình độ và tính chuyên nghiệp

của đội ngũ cán bộ quản lý của BQLDA hiện nay. (Tích vào ô thích hợp, trong đó 5 là mức cao nhất)

Đánh giá năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ chuyên trách của BQLDA

Mức chuẩn yêu cầu về chuyên môn

1 2 3 4 5

Chuyên môn trong lựa chọn hồ sơ dự thầu (nói chung)

Chuyên môn người đọc bản thiết kế kỹ thuật Chuyên môn người đọc bản thiết kế bản vẽ thi công Chuyên môn người đọc các tài liệu khảo sát

Chuyên môn người đọc bản dự toán kinh phí tổng kinh phí Chuyên môn người đọc bản kế hoạch thi công chi tiết

Chuyên môn về kiểm tra biện pháp thi công của giám sát công trình

Sự chi tiết, cụ thể trong các nhật ký giám sát của các giám sát công trình

Chất lượng công trình được nghiệm thu, đi vào sử dụng

Câu 6: Để nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ quản lý cấp cao của đơn vị

về việc quản lý tiến độ thực thi công trình xây dựng, công ty ông/bà đã thực hiện những hoạt động sau như thế nào. (Cho điểm từ 1 đến 5 trong đó 5 là mức cao nhất)

Khả năng tự đào tạo của cán bộ BQLDA, tần suất tổ chức

tập huấn 1 2 3 4 5

Thường xuyên cử cán bộ đi tham gia các đợt tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ

Thường xuyên luân chuyển cán bộ để trang bị cho họ kiến thức tổng hợp

Tiến hành khen thưởng đội ngũ này khi họ đốc thúc công trình hoàn thành đúng tiến độ

Tiến hành kỷ luật, khiển trách với đội ngũ này khi họ không đốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 130 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)