Cơ sở thực tiễn về quản lýtiến độ thi công côngtrình xây dựng của BQLDA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 41 - 43)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lýtiến độ thi công côngtrình xây dựng của BQLDA

Trong mọi nền kinh tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nền móng để phát triển kinh tế - xã hội. Nói theo quan điểm của ngành xây dựng, để xây được nhà to, đẹp, thỏa mãn nhu cầu ở và mỹ quan, móng nhà phải sâu và chắc chắn. Tuy nhiên, khi nhìn lại bức tranh xây dựng hạ tầng ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây có thể thấy rất nhiều bất cập và hạn chế. Tiêu điểm là vốn đầu tư vào các dự án xây dựng chiếm đến 40% GDP cả nước[21], nhưng do chậm tiến độ hoàn thành dẫn đến đình trệ sản xuất, nguồn vốn không được quay vòng kịp thời.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh mục tiêu tạo dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, động lực để phát triển các ngành kinh tế khác, các dự án đầu tư xây dựng đồng thời cũng đang để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như kinh tế - xã hội tại các địa phương nói riêng.Chưa xét đến các yếu tố như mục đích, chất lượng, hay chi phí, khi nhắc đến các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam, ta thường đặt vấn đề trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án, thể hiện cụ thể nhất ở tiến độ thi công các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Không có thống kê chính thức về số dự án đầu tư xây dựng chậm tiến độ ở Việt Nam nhưng theo thông tin do Tổng hội Xây dựng Việt Nam công bố, toàn quốc có tới 99% dự án xây dựng chậm tiến độ, chỉ có 1% số dự án về đích đúng hạn [21]. Chỉ tính trên địa bàn Hà Nội, những dự án chậm tiến độ tiêu biểu có thể kể tên gồm: Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc; Dự án Đường sắt đô thị, tuyến Cát Linh - Hà Đông… Tiến độ giải ngân chậm sẽ kéo theo tiến độ thi công công trình, dự án, đồng nghĩa với việc công trình, dự án chậm được đưa vào sử dụng, mục tiêu của dự án chưa đạt được, vốn đầu tư bị “chôn” theo tiến độ, những lãng phí về đất đai, lãi suất khó có thể đo lường, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội.Nhằm khắc phục tình trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016về “Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016” với chủ trương tạo lối thoát cho các

tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 5,52%, tuy cao hơn cùng kỳ giai đoạn 2012 - 2014 nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2015 và chỉ tiêu kế hoạch 6,7% của cả năm 2016, trong đó có nguyên nhân tiến độ triển khai kế hoạch vốn đầu tư công chậm, thủ tục đầu tư, xây dựng còn phức tạp; văn bản hướng dẫn Luật và Nghị định về đầu tư còn bất cập; công tác giải phóng mặt bằng và bố trí vốn đối ứng các dự án chưa đáp ứng yêu cầu; công tác phối hợp và chỉ đạo điều hành ở một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt và còn nhiều bất cập; hồ sơ thanh toán vốn đầu tư rườm rà, dẫn đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ đạt hơn 30% kế hoạch năm.Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn về kiểm toán chi và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ theo hướng đơn giản hóa các thủ tục. Bộ Xây dựng được giao tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; rà soát, kịp thời giải quyết các rào cản, khó khăn, vướng mắc trong việc thẩm định, quản lý dự án…

Tuy nhiên, khi phân tích, đánh giá thực trạng trên để tìm hiểu nguyên nhân, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, chủ đầu tư nhà thầu và cả các BQLDA thường đề cập đến không chỉ là việc chậm bố trí vốn, những nội dung như chậm giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu yếu kém, năng lực của chủ đầu tư hay thậm chí là BQLDA không đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý cũng là những nguyên nhân có ý nghĩa trực tiếp trong việc gây ảnh hưởng tới tiến độ thi công của các công trình. Trong đó, vai trò của các BQLDA trong điều hành, quản lý dự án, quản lý tiến độ thi công công trình thuộc dự án đang ngày càng được chú trọng xem xét, phân tích bởi đây là chủ thể quản lý trực tiếp trong đa số các dự án xây dựng cơ bản sử dụng vốn từ nguồn ngân sách tại Việt Nam.

* Bài học kinh nghiệm

Tại tỉnh Thái Nguyên - một trong số những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, việc chậm tiến độ các dự án sử dụng vốn đầu tư công cũng rất phổ biến. Trong 6 tháng đầu năm 2016, theo Báo cáo kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Kho bạc nhà nước tỉnh, tiến độ giải ngân chỉ đạt 35% so với kế hoạch được giao và đạt trên 80% khi kết thúc năm tài chính.Hầu hết các dự án sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đều do các BQLDA điều hành, quản lý thực hiện và có chung thực trạng là chậm tiến độ. Trong đó, tiêu điểm phải kể đến dự án Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên với độ lệch thực tế giữa thời gian hoàn thành dự án so với kế hoạch là khá xa

(dự án được phê duyệt năm 2000, dự kiến hoàn thành và sử dụng trong năm 2008). Qua quá trình tổng kết kinh nghiệm của chính BQLDA Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên, cùng với thực tiễn thực hiện dự án của các đơn vị tương đồng, những hạn chế, bất cập từ những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng thuộc dự án về cơ bản xoay quanh một số nội dung như chậm bố trí vốn, chậm giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu yếu kém, năng lực của chủ đầu tư hay thậm chí là BQLDA không đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý.

Xuất phát từ những quan điểm trên, trong luận văn, tác giả đã tiến hành những nghiên cứu, phân tích, đánh giá chuyên sâu về vấn đềkém hiệu quả trong quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng của BQLDA Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên, trên cơ sở đó đưa ra các góc nhìn, quan điểm mới, đề xuất đi kèm với giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng của các BQLDA nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố thái nguyên​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)