5. Bố cục của luận văn
4.2.5. Cải thiện cơ chế bố trí, phân bổ, sử dụng vốn cho dự án
Vốn là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu để một dự án, một công trình đầu tư được thực hiện. Khả năng bố trí vốn càng cao, tiến độ giải ngân vốn càng nhanh kết hợp với hiệu quả thi công công trình tốt sẽ giúp cho tiến độ thi công công trình được đảm bảo. Thực tiễn thực hiện dự án “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên” cho thấy, cơ chế bố trí, phân bổ và mức độ, tiến độ giải ngân vốn đối ứng cho dự án hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Theo quy trình hiện nay, BQLDA căn cứ dự toán khối lượng năm sau để làm tờ trình đề nghị bố trí vốn tới UBND tỉnh; UBND tỉnh xin ý kiến HĐND tại kỳ họp gần nhất trên cơ sở báo cáo cân đối ngân sách địa phương từ Sở Tài chính; Sau khi có ý kiến của HĐND,
nếu đồng thuận, vốn sẽ được bố trí cho dự án từ Kho bạc nhà nước tỉnh. Quy trình trên có thời gian thực hiện kéo dài khá lâu, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên việc bố trí vốn dự toán hàng năm cho dự án trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, chưa tính đến các trường hợp phát sinh khối lượng.
Với một nguồn vốn được bố trí không đầy đủ đồng nghĩa với nguồn lực của BQLDA bị hạn chế, trong quá trình phân bổ, giải ngân, BQLDA phải lựa chọn từng đối tượng để giải ngân, những gói thầu không được giải ngân hoặc giải ngân không đủ khối lượng sẽ dẫn đến hệ quả tiến độ thực thi gói thầu bị kéo dài. Do đó, xuất phát từ thực tiễn, cần thiết phải có một cơ chế bố trí, phân bổ vốn thích hợp hơn để đảm bảo đủ vốn, bố trí, sử dụng vốn dễ dàng nhằm thực hiện dự án nói chung cũng như thực thi các gói thầu, thi công công trình được diễn ra thuận lợi.