Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, Quảng Ninh có biên giới quốc gia, trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phoòng Thành và thị trấn Đông Hƣng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với 132,8 km đƣờng biên giới; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dƣơng; phía Nam giáp Hải Phòng.
3.1.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên là 6.009 km2, chiếm 1,82% tổng diện tích cả nƣớc và đứng thứ 5 về diện tích trong số 63 tỉnh, thành phố cả nƣớc. Với vị trí địa lý nhƣ vậy, Quảng Ninh có một vị trí quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho các tỉnh miền bắc Việt Nam, có bốn mùa xuân hạ thu đông, là vùng nhiệt đới - gió mùa hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều, gió thịnh hành là gió mùa đông nam, mùa đông lạnh, hanh khô và có gió là gió mùa đông bắc. Tỉnh Quảng Ninh có nhiệt độ chênh lệch giữa các Thành Phố, huyện và thị xã khác nhau, nhƣ Thành phố Móng Cái có khí hậu lạnh hơn và có lƣợng mƣa nhiều hơn, vùng Hải đảo lại có lƣợng mƣa ít hơn.
3.1.1.4. Địa chất
Quảng Ninh phần lớn là đồi núi, đáng ra phải xếp vào vùng núi và trung du phía bắc, Tuy nhiên Quảng Ninh có diện tích biển rất lớn và có 2000 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích các đảo là 619,913 km2, do vậy rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, là một điểm cực của tam giác phát triển kinh tế nên chính phủ xếp Quảng Ninh vào nhóm các tỉnh đồng băng Sông Hồng.
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có nhiều loại đặc thù, trữ lƣợng lớn, chất lƣợng cao mà nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc không có đƣợc, nhƣ than đá, Cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi.
- Than đá: Có trừ lƣợng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng An - tra- xít, tỷ lệ các bon ổn định từ 80-90%, phần lớn tập trung ở vùng Uông bí, Hạ Long, Cẩm phả, mỗi năm cho phép khoảng 30 - 40 triệu tấn.
- Các mỏ đá vôi, đất sét, Cao lanh: Trữ lƣợng tƣơng đối lớn, phân bổ khắp các địa phƣơng trong tỉnh nhƣ: Đá vôi ở Huyện Hoành Bồ, Cẩm phả, các mở Cao lanh ở Huyện Hải Hà, Bình Liêu, Ba che, tiên Yên và Móng Cái, Các mở đất sét phân bố tập trung ở Huyện Đông triều, Hoành bồ và Thành phố hạ Long, các mở này là nguồn nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
- Mỏ nƣớc khoáng: Có nhiều mở nƣớc nóng tại Cẩm phả, Tiên yên và Bình Liêu, nguồn nƣớc có nhiệt độ nóng là 35% dùng để chƣa bệnh.
- Tài nguyên thiên nhiên du lịch: Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long là tài nguyên thiên nhiên rất đặc sắc trong cả nƣớc và thế giới, đã đƣợc Unesco hai lần công nhận là di sản thế giới.