5. Bố cục của luận văn
4.1.1. Mục tiêu cải cách hành chính của ngành thuế Việt Nam
Mục tiêu tổng quát của công tác cải cách hành chính thuế là: Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình TTHC thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.[13]
Mục tiêu cụ thể:
(1) Xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao, vào vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của NSNN. [13]
hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phù hợp với cam kết, thông lệ quốc tế.[13]
Hệ thống chính sách thuế được xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh và cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu nội địa đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu ngân sách nhà nước và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước.[13]
(2) Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho NNT, ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.[13]
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế là nền tảng quan trọng của thủ tục hành chính thuế đơn giản, đồng bộ, minh bạch tạo thuận lợi cho NNT, được công khai để NNT biết và tham gia vào quá trình giám sát công chức thuế thực thi pháp luật thuế; chế độ kế toán thuế được xây dựng và áp dụng thống nhất trong toàn ngành theo nguyên tắc hạch toán tập trung đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác, minh bạch nghĩa vụ thuế của từng NNT; hoạt động cấp phép đối với đại lý thuế, chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế
được xã hội hóa.
Quy trình quản lý thuế được chuẩn hóa phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao.
Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT đa dang về hình thức, phong phú về nội dung đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm NNT và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Các dịch hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục hành chính thuế chủ yếu bằng hình thức điện tử trực tuyến, tập trung thống nhất; tự động hóa trong việc cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên 24/24 giờ. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Từ 2016-2020, phấn đấu tối thiểu 85% NNT được tiếp cận đầy đủ và kịp thời các thông tin thay đổi về chính sách thuế, TTHC thuế; Tối thiểu 90% DN sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% số DN thực hiện đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; số tiền thuế được nộp qua hệ thống ngân hàng đạt tối thiểu 90% số thuế đã kê khai; Tối thiểu 80% số lượng NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp.
(3) Tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển KT-XH của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Đội ngũ cán bộ công chức đảm bảo chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức.[13]
(4) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, từ 2016-2020, tỷ lệ cán bộ có trình độ từ Đại học trở lên đạt tối thiểu 85%; 100% cán bộ công chức tuyển dụng mới được học nghiệp vụ thuế cơ bản; 100% cán bộ thuế có liên quan được cập nhật văn bản pháp luật thuế khi có sự thay đổi;
30-40% cán bộ, công chức thuế được đào tạo nâng cao kiến thức quản lý thuế; Tỷ lệ cán bộ có ngoại ngữ trình độ C trở lên tại 15 Cục Thuế có số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất đạt tối thiểu 35%. Xây dựng trường nghiệp vụ thuế Việt Nam đào tạo cơ bản chuyên môn theo giáo trình cấp quốc gia và phù hợp thông lệ quốc tế, chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo trình, tài liệu để đào tạo chuyên ngành thuế bậc cao đẳng, đại học ở giai đoạn sau.
(5) Về ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa ngành: Cơ sở dữ liệu NNT trong và ngoài ngành thuế đầy đủ, chính xác, tập trung, thống nhất; ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách TTHC thuế và áp dụng thuế điện tử; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ.
Cơ chế quản lý tài chính và biên chế được triển khai, thực hiện hiệu quả, gắn với nhiệm vụ thu NSNN, phù hợp với lộ trình thực hiện các giải pháp chiến lược CCHC thuế.[13]
Từ 2016-2020, triển khai hệ thống ứng dụng CNTT đáp ứng tự động hóa 100% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế; 100% các chức năng quản lý thuế đều được ứng dụng CNTT; Đầu tư xây dựng mới 90 công trình trụ sở làm việc và cải tạo mở rộng 329 công trình trụ sở làm việc.