Cải cách tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách hành chính thuế tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 78)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Cải cách tổ chức bộ máy

Thực hiện quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế; Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu

tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế, công tác tổ chức bộ máy của cơ quan thuế từ cấp Cục Thuế đến cấp Chi cục Thuế đã chuyển đổi hoàn toàn theo mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng, nhiệm vụ. Công tác quản lý thuế được chuyên môn hoá cao hơn, sâu hơn, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất tại các cấp quản lý, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, hiệu quả quản lý thuế ở các chức năng được nâng lên rõ rệt.

Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy ngành thuế Việt Nam

(Nguồn: Cục Thuế Thái Nguyên)

lý để thực hiện tốt công tác quản lý thuế. Đặc biệt, ngày 29/3/2013 Tổng cục Thuế đã ban hành văn bản số 1034/TCT-TCCB yêu cầu các Cục Thuế địa phương đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hướng tập trung nguồn lực cho các địa bàn trọng điểm, giảm tỷ trọng công chức quản lý hộ kinh doanh, tăng cường công chức cho bộ phận quản lý DN; tăng cường công chức ở các bộ phận chuyên sâu thực hiện chức năng quản lý thuế; ổn định, giảm công chức bộ phận gián tiếp; tăng số lượng công chức có trình độ đại học. Theo đó, Cục Thuế Thái Nguyên đã thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức phù hợp với hướng chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2014, ban lãnh đạo Cục Thuế gồm có: 01 Cục trưởng, 03 Phó cục trưởng; 11 phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 9 Chi cục Thuế trực thuộc với tổng số cán bộ công chức là 556 người. Trong đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ là 45 người, Đại học là 396 người (chiếm 71%), cao đẳng và trung cấp 115 người. Với số lượng và trình độ cán bộ công chức như vậy, bộ máy tổ chức đã thành lập và kiện toàn đầy đủ Cục Thuế tiến hành phân loại cán bộ công chức để phân bổ nguồn nhân lực cho các chức năng quản lý tại các Phòng ban và các Chi cục Thuế trực thuộc phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ công chức, với mục tiêu phát huy năng lực và sở trường công tác để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thuế, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể được phân bổ tại các chức năng như sau:

- Hệ thống tuyên truyền hỗ trợ NNT: Đội ngũ cán bộ tuyên truyền hỗ trợ NNT được tăng cường và bố trí hoạt động tại tất cả các cấp (Cục Thuế, Chi cục Thuế). Đến hết 31/12/2014 số lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ là 29 cán bộ, trong đó cấp Cục là 7 người (chiếm 24%), Chi cục là 22 người (chiếm 76%).

cấp quản lý thuế. Tính đến hết 31/12/2014 số lượng cán bộ làm công tác kê khai và kế toán thuế là 91 cán bộ, trong đó cấp Cục là 12 người (chiếm 13%), cấp Chi cục tính cả cán bộ tin học là 79 người (chiếm 87%).

- Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tính đến hết 31/12/2014, số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra là 115 cán bộ (chiếm 20% tổng số cán bộ toàn ngành), trong đó cấp Cục là 39 người (chiếm 34%), cấp Chi cục là 76 người (chiếm 66%); trong đó 16 người đã được đào tạo qua lớp thanh tra viên.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế từng bước được bổ sung tăng cường. Tính đến 31/12/2014, số lượng cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là 19 cán bộ, trong đó cấp Cục là 8 người (chiếm 42%), cấp Chi cục là 11 người (chiếm 58%)

Giai đoạn 2012-2014, Cục Thuế đã thực hiện ủy nhiệm thu nên số lượng cán bộ công chức làm nhiệm vụ thu thuế các hộ kinh doanh cá thể tại các xã, phường, thị trấn có thể giảm đi 50 cán bộ, số cán này đã được bổ sung vào các bộ phận, chức năng khác như: thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền hỗ trợ NNT và kê khai kế toán thuế.

Công tác luân phiên, luân chuyển, điều động cán bộ được Cục Thuế hết sức quan tâm và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của các năm. Năm 2014, Cục Thuế đã thực hiện điều động, luân chuyển 56 lượt cán bộ, trong đó giữ chức danh lãnh đạo là 20 lượt, cán bộ là 36 lượt. Công tác luân phiên, luân chuyển và điều động cán bộ được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, đảm bảo tốt các yêu cầu đề ra nên việc thực hiện rất nghiêm túc và có hiệu quả rõ rệt; đồng thời được sự đồng tình của các Cấp uỷ, chính quyền các địa phương. Qua đây là dịp tốt để bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành cho cán bộ lãnh đạo cơ quan thuế các cấp.

Với mục tiêu tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo lề lối làm việc, thực hiện nghiêm các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc, hàng năm Cục Thuế đã ban hành quy chế làm việc như: quyết định số 1288/QĐ-CT ngày 03/10/2013; quyết định số 718/QĐ-CT ngày 03/06/2014, đồng thời tổ chức triển khai đến toàn thể CBCC nắm bắt và thực hiện theo đúng quy chế đã đề ra.

Để công tác quản lý thuế được tốt hơn, chặt chẽ hơn, trong năm 2013, Cục Thuế đã chính thức tuyển dụng thêm được 21 người, theo đó, tiếp tục phân bổ số lượng CBCC mới được tuyển dụng cho các Phòng chức năng, các Chi cục Thuế còn thiếu CBCC thuế để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2014, Cục Thuế tiếp tục tổ chức thi tuyển công chức, kết quả tuyển dụng thêm được 20 cán bộ công chức tiếp tục bổ sung chỉ tiêu nguồn lực cho các Chi cục Thuế. Chất lượng tuyển dụng được nâng cao qua từng thời kỳ. Tính đến năm 2014, số lượng CBCC được tuyển dụng có trình độ Đại học tăng lên 20 người (chiếm 95%/tổng số tuyển dụng).

Mặc dù cơ cấu tổ chức về cơ bản đã tương đối rõ ràng từ cấp Cục đến cấp Chi cục, mỗi chức năng quản lý thuế như tuyên truyền hỗ trợ, xử lý tờ khai thuế, quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế, thanh tra, kiểm tra thuế đều có một bộ phận chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phân định chức năng giữa các bộ phận này còn nhiều điểm chưa cụ thể hoặc chưa phù hợp, có chức năng còn bị chồng chéo. Hiện nay, bộ máy tổ chức và bố trí nguồn lực cho một số chức năng quản lý thuế của Cục Thuế Thái Nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, chưa có Phòng, bộ phận pháp chế chuyên trách và nguồn lực bố trí cho công tác pháp chế, cán bộ vừa làm công tác pháp chế vừa thực hiện các nghiệp vụ thuế khác. Bộ phận quản lý thuế TNCN vừa có chức năng quản lý, nghiên cứu chính sách, vừa hướng dẫn

trả lời, giải đáp vướng mắc về quy định, nghiệp vụ quản lý thuế TNCN.

Cơ cấu tổ chức của ngành thuế, mặc dù đã được tăng cường trong những năm gần đây, nhưng vẫn tồn tại một số yếu kém gây trở ngại đối với hoạt động của ngành. Kể từ năm 2007, việc áp dụng cơ cấu tổ chức theo chức năng trong cơ quan thuế, là một bước tiến quan trọng trong sự chuyển đổi của ngành thuế. Tuy nhiên, năng lực của ngành thuế trong việc khai thác triệt để lợi ích của cơ cấu tổ chức mới bị hạn chế bởi nhiều yếu kém quan trọng, trong đó bao gồm:

(1) Tỷ lệ cán bộ được phân bổ vào các chức năng của công tác quản lý thuế chưa phù hợp (thiếu cho các chức năng mang lại giá trị cao như tuyên truyền hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế nợ thuế);

(2) Các hoạt động nghiệp vụ hầu như hoàn toàn được xử lý phân tán trên toàn bộ mạng lưới cơ quan thuế cấp tỉnh và huyện;

(3) Vai trò hạn chế của Tổng cục Thuế trong việc giám sát và quản lý hoạt động của cơ quan thuế cấp dưới;

(4) Thiếu nguồn năng lực cho tổ chức trong việc thành lập và quản lý kế hoạch chiến lược của ngành.

Năng lực của cán bộ hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành thuế. Sự cạnh tranh gia tăng nguồn cán bộ có kỹ năng từ khu vực tư nhân mới nổi cộng với chính sách quản lý nhân lực hạn chế của khu vực công sẽ tiếp tục hạn chế khả năng nâng cao hiệu quả của ngành thuế. Hiện đại hoá quy trình nghiệp vụ sẽ dẫn đến nhu cầu cao hơn về trình độ cán bộ trong nhiều hoạt động nghiệp vụ và hỗ trợ. Nhất là trong công tác hỗ trợ chính sách, hỗ trợ về kê khai, nộp thuế điện tử như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách hành chính thuế tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)