5. Bố cục của luận văn
4.1.2. Phương hướng cải cách hành chính của ngành thuế Thái Nguyên
Để thực hiện thành công chiến lược CCHC thuế của ngành thuế Thái Nguyên trong những năm tiếp theo, với những phân tích, nhận định về bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới; kế thừa những yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế trong những năm qua; tiếp thu những kinh nghiệm. Cần đề ra các phướng hướng để thực hiện CCHC, cụ thể như sau:
(1) Trên cơ sở lộ trình CCHC của Ngành đề ra và theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, hàng năm Cục Thuế xây dựng kế hoạch CCHC cụ thể đối với từng nội dung, với mục tiêu đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương pháp quản lý, lấy sự hài lòng của NNT làm mục tiêu phấn đấu của toàn ngành thuế nói chung và của mỗi cán bộ công chức nói riêng.
Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác quản lý thuế và phí, lệ phí thống nhất, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình TTHC thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế.
(2) Tiếp tục rà soát các TTHC thuế, chú trọng đến các thủ tục trọng tâm, trọng điểm nhằm cắt giảm những quy định, thủ tục rườm rà, không cần thiết; đơn giản các thủ tục, giám sát, công khai hóa, minh bạch hóa TTHC, giám sát cán bộ khi làm việc, tiếp xúc giải quyết các TTHC đối với người NNT. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành trong giải quyết các TTHC qua cơ chế “Một cửa” và “Một cửa liên thông”. Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hồ sơ về thuế tại bộ phận một cửa tại cơ quan thuế các cấp nhanh chóng, đúng thời hạn, thời gian quy định.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình, ... để tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế cho NNT. Đưa nội dung phổ biến chính sách pháp luật về thuế vào bản tin nội bộ được phát hành hàng tháng. Triển khai kịp thời các lớp tập huấn để phổ biến, hỗ trợ cho người nộp thuế biết và hiểu rõ các chính sách, qui định về thuế, đặc biệt là những chủ trương, chính sách, quy định mới, và các ứng dụng công nghệ thong tin hỗ trợ NNT, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT.
được các mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính đặt ra. Phát huy đầy đủ hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý thuế, đủ sức thực hiện tốt các Luật và chính sách thuế trong giai đoạn mới. Cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế hiện đại. Sắp xếp tổ chức bộ máy đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính và đổi mới.
(4) Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao, có kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp quản lý thuế hiện đại, đánh giá phân tích tài chính doanh nghiệp, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý thuế tương đương với trình độ tiên tiến ở các nước trong khu vực nhằm đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CCHC thuế và chủ động thực hiện thắng lợi hội nhập quốc tế về thuế.
Hoàn thiện công tác quản lý công chức thuế, bảo đảm luôn xác định được năng lực hiện có của từng cán bộ, yêu cầu năng lực cần phải có theo chuẩn vị trí chức danh công việc, các năng lực còn khuyết thiếu. Từ đó, xác định đúng nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, giúp cho việc triển khai các chương trình đào tạo hiệu quả hơn, không mang tính hình thức, lãng phí. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị quản lý theo chức năng tham gia tích cực trong công tác xây dựng chương trình, nội dung đào tạo và triển khai hoạt động đào tạo cho cán bộ các cấp thuộc chức năng đơn vị đó quản lý.
Ban hành đầy đủ các quy trình, sổ tay nghiệp vụ giải quyết từng loại công việc trong nội bộ cơ quan thuế và các chuẩn mực đánh giá chất lượng công việc. Cần có cơ chế chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tiễn quản lý thuế tại các phòng, ban chức năng và Chi cục Thuế các huyện, thành phố, thị xã để phục vụ cho công tác đào tạo. Trên cơ sở đó, cán bộ làm công tác đào tạo phát triển thành các chương trình đào tạo áp dụng trong toàn ngành, bảo đảm tính
hiện thời (cập nhật), toàn diện và thống nhất.
Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng giải quyết công việc của cán bộ để đánh giá cán cán bộ, xác định hiệu quả công tác đào tạo và trách nhiệm của cá nhân sau khi tham dự các khoá đào tạo.
Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hơn nữa về quy chế văn hóa công sở, thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho cán bộ công chức, đặc biệt là các cán bộ công chức trực tiếp giao tiếp với NNT.
(5) Tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, xây dựng ngành thuế Thái Nguyên hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện các chương trình kế hoạch cải cách hệ thống ứng dụng CNTT tại Văn Phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế. Đặc biệt các chương trình ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) được tiếp tục hoàn thiện. Triển khai mạnh mẽ việc giải quyết các TTHC qua hình thức điện tử như: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế…. Hiện đại hóa, tự động hóa, tích hợp trong quản lý đăng ký kinh doanh và quản lý cấp mã số thuế; chuẩn hóa các quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng CNTT đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ.
Tổ chức nơi làm việc có tính khoa học bao gồm các khâu, bố trí nơi làm việc, phân công công việc, trang bị và phục vụ nơi làm việc theo trật tự lôgíc phù hợp với dây chuyền quản lý, đảm bảo tính khoa học, đồng thuận và thân thiện. Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cần thiết theo nhu cầu công việc và theo quy định của Nhà nước, từng bước hiện đại hoá thiết bị văn phòng đồng thời phải tạo ra không gian nơi làm việc thân thiện giúp cải thiện tâm lý để cán bộ thuế làm việc có hiệu suất cao.