Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cải cách hành chính thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách hành chính thuế tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cải cách hành chính thuế

- Yếu tố con người: Để thực hiện công tác cải cách hành chính cho có hiệu quả, việc làm đầu tiên là phải quan tâm đến công tác cán bộ. Vì “cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách

của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dỡ thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Hơn nữa, hiện nay nước ta đã bước vào và đang cố gắng hoà nhịp cùng sự vận hành của nền kinh tế thế giới (WTO). Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân là một trong những nhân tố quyết định để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chất lượng cán bộ, công chức hành chính quyết định chất lượng thực thi công vụ, phục vụ nhân dân và hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Chính đội ngũ này đóng vai trò trung tâm trong quá trình cải cách hành chính và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do vậy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong 03 trọng tâm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp giữa nhân dân với bộ máy nhà nước. Việc thực thi công vụ của đội ngũ này gắn bó mặt thiết với đời sống hàng ngày của người dân, góp phần làm cho nền hành chính thông suốt từ trung ương đến cơ sở. Điều đó cho thấy yếu tố con người là rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến sự thành công của chiến lược cải cách hành chính nói chung và CCHC thuế nói riêng.

- Bộ máy tổ chức: Cơ cấu, bộ máy chưa thật tinh gọn, ổn định các đầu mối, chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền một số bộ phận còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Tính thống nhất, thông suốt trong hoạt động của bộ máy chưa được đảm bảo, nên kết quả và tiến độ giải quyết công việc còn chậm, hiệu quả thấp; chất lượng, hiệu quả trong tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” còn hạn chế.

- Trình độ, năng lực cán bộ: hiện nay vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức còn nhiều người yếu kém về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất chưa tương xứng với yêu cầu của thời kỳ mới, trình độ xử lý tình huống phức tạp, xử lý các vấn đề ở tầm vĩ mô, vi mô còn thấp, chưa

quen với phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ý thức và thái độ phục vụ nhân dân còn yếu kém, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác cải cách hành chính của ngành. Việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ trong một số trường hợp chưa chuẩn xác, chưa đúng người, đúng việc, chưa xuất phát từ sự cần thiết của từng vị trí công tác để bố trí cán bộ... Dẫn đến tình trạng cán bộ thiếu năng lực, phẩm chất, thiếu trách nhiệm. Chưa xử lý nghiêm những cán bộ công chức thoái hóa, kém phẩm chất để dân và doanh nghiệp phàn nàn, gây bất bình ảnh hưởng đến uy tín và hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước.

- Yếu tố tài chính: Cơ chế tài chính cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cải cách hành chính, việc bố trí nguồn kinh phí để triển khai công tác cải cách hành chính không đảm bảo thì tiến độ triển khai thực hiện cũng khó đạt được kết quả theo đúng lộ trình của chiến lược CCHC do ngành đề ra. Mặt khác, chế độ tiền lương, phụ cấp, khen thưởng mặc dù đã có những thay đổi đáng kể nhưng vẫn chưa tạo được động lực thúc đẩy công chức có trách nhiệm với công việc của mình, chưa thu hút được người tài vào làm việc trong ngành.

- Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc: hiện nay một số cơ quan thuế cấp huyện vùng sâu, vùng xa còn kém về phương tiện làm việc, cơ sở vật chất, một số đơn vị còn đang trong thời gian xây dựng dở dang, phòng làm việc hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu thuận tiện giao dịch với người nộp thuế... Nhiều đơn vị ở vùng núi, kỹ thuật mạng truyền thông còn kém, hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, việc kết nối giữa cơ quan Thuế-Kho Bạc-Ngân hàng và các DN chưa được thông suốt, nhiều DN không có mạng Internet để kết nối, gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược CCHC của ngành. Hơn nữa, cơ sở vật chất cũng như trụ sở làm việc chưa được khang trang rộng rãi để đáp ứng nhu cầu công việc hàng ngày trong thời kỳ mới cũng như công cuộc CCHC đề ra.

cách hành chính của ngành thuế là ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT cũng là yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới kết quả CCHC. Đối với những doanh nghiệp, cá nhân NNT có ý thức chấp hành theo đúng chế độ chính sách, đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, có đầy đủ mạng truyền thông, mạng Internet (kê khai và nộp thuế qua mạng) cộng tác cùng cơ quan thuế thực hiện chương trình CCHC thì kết quả CCHC của ngành được diễn ra theo đúng lộ trình và đạt kết quả tốt. Ngược lại đối với những tổ chức, cá nhân NNT không có ý thức chấp hành pháp luật thuế, không có thái độ hợp tác, không có cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện kê khai thuế qua mạng theo lộ trình CCHC thì kết quả CCHC sẽ bị giãn đoạn, hiệu quả không cao. Vì vậy, sự cộng tác, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT cũng là yếu tố quan trọng góp phần trong công cuộc CCHC của ngành thuế.

Ngoài ra, việc triển khai thực hiện chiến lược cải cách hành chính thuế còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như: bối cảnh trong và ngoài nước có nhiều biến động không thuận lợi do ảnh hưởng tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu. Những khó khăn thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, sự biến động bất lợi của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, các loại dịch bệnh và thiên tai liên tục xảy ra trong phạm vi cả nước… Tình trạng thâm hụt ngân sách trong nhiều năm, cũng tác động ảnh hưởng đến công cuộc CCHC thuế ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách hành chính thuế tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)