5. Bố cục của luận văn
3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
Thứ nhất, hệ thống chính sách thuế hiện nay chưa được đồng bộ, thống
nhất. Các Luật thuế, Nghị định đã ban hành nhưng chưa có các thông tư hướng dẫn kịp thời, các quy trình, văn bản hướng dẫn mỗi tình huống có một đặc thù riêng nên việc xử lý giải quyết các tình huống thực tế phát sinh rất khó áp dụng. Hơn nữa, do tình hình thực tế phát sinh khá phức tạp, nhiều chính sách còn chung chung, chưa cụ thể, nên nhiều vấn đề giữa lý luận và thực tiễn chưa được phù hợp, ăn khớp, nhiều chính sách còn chồng chéo, chưa rõ ràng, cụ thể
nên khó khăn trong giải quyết các nhiệm vụ được giao.
Mặt khác, nhiều sắc thuế còn tồn tại nhiều mức thuế suất khác nhau như: Thuế TNCN hiện còn 7 mức thuế suất đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, ngoài ra còn các mức thuế suất đối với từng loại thu nhập khác nữa; Thuế TNDN, Thuế GTGT, ... mặc dù đã cắt giảm nhưng vẫn còn nhiều mức thuế suất, các chính sách thuế có tác động trong phạm vi rộng, đến tất cả các đối tượng trong xã hội. Điều đó gây ảnh hưởng đến việc thực hiện CCHC thuế đối với Cục Thuế.
Mặc dù Cục Thuế đã có trang website của ngành thuế Thái Nguyên nhưng chủ yếu phục vụ khai thác nội bộ ngành, nội dung website hạn chế, chưa phong phú, chưa đáp ứng yêu cầu khai thác của cán bộ trong ngành cũng như NNT để cập nhật chính sách mới. Hơn nữa, việc sửa đổi bổ sung chính sách, thủ tục quá nhiều nên NNT khó cập nhật, nắm bắt được các thông tin.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật về thuế thay thế, sửa đổi, bổ sung
với tần suất liên tục, kéo theo các TTHC thuế cũng thay đổi. Nguyên nhân do tình hình thực tế phát sinh phức tạp, đa chiều nên việc nghiên cứu để sửa đổi bổ sung chế độ chính sách còn chưa sát với thực tế, khi các luật thuế sửa đổi bổ sung và ban hành áp dụng thì nhiều chính sách khó áp dụng, nhiều tình huống trong Luật quản thuế có quy định nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể, một số quy định còn được hiểu đa nghĩa gây khó khăn cho cán bộ và NNT khi thực thi Luật thuế. Việc đổi mới TTHC thuế theo cơ chế “một cửa” tuy có nhiều kết quả đáng mừng song cũng còn những tồn tại nhất định, còn có trường hợp giải quyết chậm trễ về thời gian và hiện tượng gây khó dễ cho đối tượng nộp thuế…
Những quy định về quy chế phối hợp tại cơ chế “một cửa liên thông” giữa cơ quan thuế với Sở kế hoạch và đầu tư, với Sở tài nguyên và môi trường
còn chưa rõ ràng, cụ thể. Một số trường hợp của cơ chế “một cửa liên thông” quy định chưa rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan liên quan như: Hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính do Văn phòng đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển đến Cục Thuế, còn thiếu các giấy tờ liên quan, Văn phòng đăng ký đất đai chưa nhắc nhở để NNT thực hiện cung cấp đủ. Để có đủ hồ sơ cơ quan thuế vẫn phải đôn đốc trực tiếp NNT (như vậy không còn ý nghĩa của một cửa liên thông). Nội dung trên phiếu chuyển thông tin còn chung chung chưa cụ thể, để có căn cứ cơ quan thuế vẫn phải xác minh hoặc phối hợp với cơ quan tài nguyên cấp huyện, thành phố, thị xã cung cấp thông tin.
Thứ ba, số lượng cán bộ công chức còn thiếu, việc sắp xếp bố trí cán bộ
vào các chức năng quản lý chưa thật sự khoa học, chưa bố trí cán bộ theo sở trường công tác để có được hiệu quả công việc cao. Nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước, về xây dựng bộ máy hành chính trong tình hình mới, điều kiện mới chưa thật rõ ràng, chưa thống nhất là do cán bộ thuế chưa có ý thức tự giác nghiên cứu học tập về quản lý hành chính nhà nước mà chỉ chú trọng học tập nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết nhiệm vụ cụ thể được giao, một phần vì chính sách thuế thay đổi quá nhiều nên không có thời gian cho nghiên cứu chính sách về quản lý hành chính.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, các địa bàn không được đồng nhất nên việc triển khai các nhiệm vụ về CCHC chưa được tiến hành đồng bộ, nguyên nhân việc triển khai kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử còn khó khăn do hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, việc kết nối giữa cơ quan Thuế - Kho Bạc - Ngân hàng và các DN chưa được thông suốt, nhiều DN không có mạng Internet để kết nối, gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược CCHC của ngành.
Trong công tác đổi mới tổ chức bộ máy, một số trường hợp cán bộ vẫn chưa được sử dụng đúng năng lực, điều kiện và sở trường dẫn đến hạn chế hiệu quả công tác. Việc phân bố lực lượng cán bộ thuế cho các bộ phận quản lý chưa thật hợp lý; vẫn còn tình trạng người làm không hết việc trong khi một số người khác lại nhàn rỗi. Công tác luân chuyển cán bộ, luân phiên công việc cũng có những hạn chế như: đôi khi công việc luân chuyển cán bộ còn máy móc, không xem xét đến tính đặc thù của một số bộ phận như dự toán, tin học…; ở một số đơn vị vẫn còn hiện tượng luân chuyển không đều giữa những cá nhân khác nhau, các vị trí khác nhau.
Luật QLT đã quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp cung cấp thông tin, trao đổi công tác trong quản lý thuế, nhưng chưa có những chế tài cụ thể về trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức có liên quan, từ đó chất lượng công tác phối hợp quản lý thuế chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Sự phối kết hợp giữa các bộ phận quản lý thuế theo mô hình chức năng trong nội bộ cơ quan thuế chưa tốt trong giải quyết các TTHC.
Thứ tư, CCHC diễn ra chậm, quá trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế
và áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế còn chậm, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, giám sát các phòng, các Chi cục Thuế trong công tác triển khai kế hoạch cải cách hành chính của Cục Thuế, Tổng cục Thuế đề ra. Một bộ phận cán bộ công chức lợi dụng CCHC để nhiêu khê NNT, sinh ra các thủ tục không cần thiết khi giải quyết TTHC. Công tác kiểm tra nội bộ của ngành chưa sát sao nên chưa phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu với NNT. Cải cách chế độ công vụ, công chức chưa đáp ứng kỳ vọng, hiện nay là công tác đánh giá cán bộ, công chức hàng năm của Ngành thuế chưa thật sát với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Chưa có hệ thống tiêu chí đầy đủ, cụ thể để đánh giá
toàn diện, chính xác chất lượng của từng cán bộ, công chức cũng như toàn hệ thống. Từ đó, có kế hoạch điều động, luân phiên, luân chuyển cán bộ phù hợp với từng vị trí việc làm, chức danh của cán bộ, công chức để phát huy được năng lực, sở trường, tăng hiệu quả giải quyết công việc.
Thứ năm, trong những năm 2012, 2013 cơ sở dữ liệu tuy đã tập trung tại
cấp Cục nhưng tại cấp Chi cục vẫn còn phân tán; năm 2014 tuy việc quản lý thuế đã đưa vào chương trình quản lý thuế tập trung (TMS) nhưng hiện tại một số chức năng chưa hoàn thiện nên việc nhận tờ khai còn ách tắc trên đường truyền, nhiều khi gây lỗi, khó khăn cho NNT khi gửi tờ khai. Việc nghiên cứu để nâng cấp phần mềm hỗ trợ kê khai còn chậm do chính sách thay đổi quá nhiều, hơn nữa thay đổi cả một chuỗi từ khâu nhập tờ khai, gửi tờ khai, nhận tờ khai, hạch toán tờ khai đến chế độ hạch toán kế toán của toàn ngành. Vì vậy, để nâng cấp phần mềm hỗ trợ kê khai kịp thời với chính sách là khó. Cơ quan thuế luôn phải cố gắng tìm tòi, nghiên cứu chế độ phù hợp với tình hình thực tế phát sinh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.
- Cơ sở hạ tầng, thiết bị đường truyền đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai thuế điện tử, nguyên nhân do đường truyền kém tại các máy chủ, hoặc do chất lượng thiết bị máy tính ở ngay tại cơ sở NNT. Nhìn chung là do hạ tầng kỹ thuật truyền thông giữa cơ quan thuế và NNT chưa đồng nhất, máy tính được trang bị sử dụng là máy tính cũ, cấp hình thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện đăng ký kê khai thuế điện tử. Vấn đề hiện đại hoá phương tiện làm việc của ngành thuế và NNT vẫn còn một khoảng cách nhất định nên đã gây tâm lý e ngại cho NNT khi thực hiện kê khai thuế điện tử.
- Việc giao dịch điện tử trực tuyến qua mạng Internet ngày càng trở lên phổ biến. Tuy nhiên, vấn đề bảo mật an ninh mạng cũng là vấn đề NNT quan tâm. Hiện nay các loại tội phạm an ninh mạng rất nhiều và có nhiều
cách để truy cập lấy các thông tin dữ liệu để phá hoại, trộm cắp ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của NNT. Để đảm bảo an ninh các thông tin về NNT, cơ quan thuế đã phối hợp với các nhà cung cấp như viễn thông, viettel, ... cung cấp cài đặt mật khẩu mã pin của tuken cho các DN khi triển khai kê khai thuế qua mạng.
Do đặc thù quản lý giữa cấp Chi cục và Cục, nên việc trang bị hệ thống ứng dụng và hạ tầng kỹ thuật giữa các cấp có sự khác biệt nhất định. Điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành. Chẳng hạn về quản lý thuế, tại cấp Cục trang bị ứng dụng QLT, còn tại cấp Chi cục sử dụng ứng dụng quản lý thuế cấp Chi cục (VATCC), do vậy để có số liệu phục vụ cho công tác báo cáo Cục Thuế vẫn phải yêu cầu các Chi cục Thuế gửi số liệu qua đường hòm thư hoặc công văn.
Cùng với đó, quá trình chuyển đổi từ môi trường làm việc thủ công sang môi trường điện tử còn chậm, trình độ tin học, ngoại ngữ phục vụ cho công tác quản lý thuế của một số cán bộ còn hạn chế, mức độ khai thác, sử dụng ứng dụng của một số cán bộ đặc biệt ở cấp Chi cục mới chỉ dừng ở cấp độ đơn giản (soạn thảo văn bản, lập bảng tính excel, ...). Nhận thức chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, giải quyết công việc theo kinh nghiệm, chưa thực sự gắn chính sách thuế với việc thực thi nhiệm vụ, một số phần mềm ứng dụng phục vụ chuyên môn còn chưa được khai thác hiệu quả như ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra (TTR).
Chính vì vậy, cơ quan thuế cũng phải thường xuyên nâng cấp chương trình ứng dựng hỗ trợ kê khai thuế cho NNT cho phù hợp với chính sách hiện hành, cán bộ thuế cũng phải không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, trình độ quản lý để theo kịp sự phát triển chung của xã hội.
- Cải cách tài chính công chưa có đột phá, nhìn chung định mức phân bổ thấp, chỉ đủ để đảm bảo hoạt động nên nguồn kinh phí tiết kiệm được để tăng thu nhập tại các cơ quan hành chính rất hạn chế, chủ yếu là tiết kiệm từ biên chế (do chưa thực hiện tuyển dụng). Thu nhập của cán bộ công chức ngành thuế cả nước nói chung chưa thật sự được chú trọng, nhất là những công chức làm công tác tại bộ phận “một cửa” chưa có chính sách đãi ngộ, mức thu nhập hiện tại chưa thu hút được những người tài giỏi để cống hiến cho ngành thuế. Đặc biệt, nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ CCHC còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng các nhiệm vụ trong kế hoạch CCHC của ngành đề ra.