Về thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách hành chính thuế tỉnh thái nguyên (Trang 111 - 113)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Về thủ tục hành chính

(4) Thực hiện công khai các TTHC, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế, trên các phương tiện thông tin đại chúng để NNT biết và giám sát việc thực thi pháp luật thuế của công chức thuế.

(5) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên & môi trường để giải quyết các TTHC thuế về đăng ký thuế, cấp mã số thuế và các thủ tục về đất đai được thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho NNT, thực hiện tốt công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa.

(6) Triển khai đồng bộ kế hoạch nộp thuế điện tử cho NNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhằm giảm thiểu các thủ tục, thời gian, chi phí cho NNT.

(7) Tham mưu và đề xuất với UNND tỉnh để ban hành quyết định cho phép cơ quan thuế phối hợp liên sở (Sở Công an) thực hiện quy trình thu lệ phí trước bạ ô tô, xe máy và các loại tài sản khác theo cơ chế “một cửa liên thông”. Xây dựng quy trình và triển khai thí điểm trên một số Chi cục Thuế trong tỉnh. Với quy trình mới này, NNT chỉ cần đến bộ phận “một cửa liên thông” của Phòng cảnh sát giao thông hoặc công an huyện, thành phố, thị xã - nơi đăng ý tài sản là có thể hoàn tất hồ sơ một cách nhanh gọn. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp của tài sản, cán bộ công chức ở bộ phận này sẽ sử dụng giao dịch điện tử truyền dữ liệu sang cơ quan thuế để tính lệ phí trước bạ, rồi gửi lại bộ phận một của, trả thông báo ngay cho NNT để đi nộp thuế và nhận giấy đăng ký. Với quy trình mới này, không những đã rút ngắn được 50% thời gian thực hiện thủ tục so với trước đây cho NNT mà còn giúp cơ quan thuế tinh giảm được nhân sự tại bộ phận thu trước bạ để chuyển sang bố trí các công việc khác.

(8) Xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm về khai nộp thuế điện tử đối với các hộ kinh doanh thuộc địa bàn có hạ tầng truyền thông phát triển, hạ tầng mạng tốt như Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công và Thị xã Phổ Yên trước. Mặc dù khối các hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng số thu không cao trong tổng thu ngân sách nhưng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh hiện đang tiêu tốn nguồn nhân lực rất lớn của cơ quan thuế, hơn nữa để đẩy mạnh cải cách TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Dự kiến năm 2016-2017, có thể nghiên cứu đi vào triển khai nộp thuế điện tử đối với các nhóm trước đó là lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, chuyển nhượng bất động sản. Sau đó, triển khai đến các hộ kinh doanh cá thể, nhằm giảm thiểu thời gian thực hiện

TTHC và sự tiếp xúc trực tiếp với cán bộ thuế, hạn chế tối đa tình trạng thông đồng giữa cán bộ thuế và NNT.

(9) Tổ chức triển khai thực hiện hoàn thuế điện tử, thay vì các tổ chức phải gửi hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan thuế thì NNT chỉ cần gửi hồ sơ hoàn thuế qua mạng như nộp tờ khai thuế, cơ quan thuế tiếp nhận và giải quyết hoàn thuế cho NNT ngay trên chương trình ứng dụng quản lý thuế TMS theo đúng thời gian quy định. Giảm bớt TTHC, giấy tờ, chí phí đi lại cho NNT.

(10) Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa và nâng cao chất lượng các TTHC thuế (đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và sử dụng hóa đơn thuế), công bố kịp thời các TTHC khi có sửa đổi bổ sung cho NNT biết, nắm bắt để thực hiện. Phấn đấu cải cách để giảm số giờ tuân thủ thuế từ 872 giờ/năm xuống còn 171 giờ/năm theo nghị quyết số 19/2014 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cải cách hành chính thuế tỉnh thái nguyên (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)