Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, dân tộc nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên là 475,1 km2 (chiếm khoảng 8% diện tích tỉnh Quảng Ninh), dân số của huyện hơn 30 nghìn người sinh sống.
Huyện Bình Liêu có 8 đơn vị hành chính. Trong đó, có 7 xã và 1 Thị trấn; 6/7 xã biên giới, 5 xã đặc biệt khó khăn; chia thành 104 khu phố, thơn bản. Bình Liêu có cửa khẩu quốc gia Hồnh Mơ và cửa khẩu phụ Đồng Văn, có 42,79 km đường biên giới tiếp giáp với huyện Phòng Thành (tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc). Cửa khẩu Hồnh Mơ đã được đầu tư xây dựng mới, mở ra nhiều khả năng cho sự giao lưu mậu dịch, thơng thương hàng hố giữa nước ta với nước bạn Trung quốc.
Bình Liêu cách thành phố Hạ Long 108 km, có đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc dài 42,999 km với khu kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ – Đồng Văn. Ngoài tiếp giáp với các địa phương khác trong tỉnh như Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, huyện Bình Liêu cịn tiếp giáp với huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn. Bình Liêu có lợi thế về vị trí địa lý như kết nối với khu kinh tế Vân Đồn và sân bay Quốc tế tại Vân Đồn sẽ được đầu tư trong thời gian tới, thuận lợi, gần và dễ tiếp cận với các trung tâm kinh tế lớn để trở thành một cầu nối quan trọng trong mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu hàng hoá, dịch vụ, không chỉ giữa Việt Nam với các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam, Trung Quốc, mà còn là điểm đầu mối giao thương nằm trong trục hai hành lang một
vành đai kinh tế. Huyện có tiềm năng, thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, phát triển du lịch văn hóa và đặc biệt phát triển kinh tế cửa khẩu.
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện: Đường Quốc lộ 18C chạy dọc chiều dài của huyện là 33 km, đường liên xã 101 km, đường nội thị 7,5 km, đường thơn, xóm 201 km. Trong đó, đường Quốc lộ 18C là huyết mạch nối huyện Bình Liêu với các huyện thị, khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và các trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh và ngược lại. Tuyến đường đang được nâng cấp cải tạo, hiện tại cơ bản các ngầm đã được thay thế bằng cầu cứng kiên cố, giao thông khá thuận lợi.
- Tài nguyên đất: Hiện nay, Bình Liêu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.510,05 ha, trong đó đất nơng nghiệp 38.950,62 ha chiếm 81,98%; đất phi nông nghiệp 1.642,66 ha chiếm 3,46%. Ngồi ra cịn một trữ lượng đất lớn chưa sử dụng 6.916,77 ha chiếm 14,56% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất chưa sử dụng của Bình Liêu là đất đồi núi bạc màu, có độ dốc lớn, bị chia cắt và xa khu dân cư, điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho huyện trong việc mở rộng thêm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp giai đoạn tiếp theo.
- Tài nguyên rừng: Rừng tự nhiên có diện tích 2.616,65 ha, chủ yếu là rừng gỗ lá rộng. Rừng nghèo 839,8 ha chiếm 32,22% diện tích đất rừng tự nhiên, trữ lượng bình quân khoảng 50-70 m3/ha. Rừng phục hồi 1767,18 ha chiếm 67,78% diện tích đất rừng tự nhiên của huyện. Rừng trồng với tổng diện tích 32.076,13 ha được phân thành: Rừng trồng gỗ (các loại thông, keo, bạch đàn, sa mộc...) ở Hồnh Mơ, Đồng Tâm, Tình Húc, Vơ Ngại, Húc Động; Rừng đặc sản (hồi, quế, sở...) tập trung ở Đồng Văn, Hồnh Mơ, Húc Động.
- Tài ngun khống sản: Bình Liêu là huyện tương đối nghèo khống sản. Huyện có một mỏ vàng hàm lượng thấp, trữ lượng ít ở dọc biên giới Việt – Trung; đá hoa cương dọc trên dãy núi Cao Xiêm chạy dài từ xã Đồng Văn đến xã Húc Động nhưng chưa có khả năng khai thác. Ngồi ra Bình Liêu cịn
có khối lượng cát, đá, sỏi ở dọc sơng Tiên Yên với độ dài hơn 60 km; mỏ cao lanh ở xã Vô Ngại, Đồng Tâm...
- Tài nguyên du lịch:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan sinh thái như: bãi đá thần ở dãy núi Cao Ba Lanh thuộc địa phận xã Đồng Văn; thác nước Khe Vằn với ba tầng thác đổ từ độ cao hơn 100m…
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: Lịch sử hình thành và phát triển huyện Bình Liêu gắn với lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt nam. Bình Liêu là huyện có nhiều dân tộc đang sinh sống (trên 95% dân tộc thiểu số) chủ yếu là các dân tộc ít người như Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Nùng và Cao Lan. Một số hoạt động văn hóa dân tộc vẫn được bảo tồn và phát huy như hát then của dân tộc Tày; hát Sóong Cọ của người Sán Chỉ; hát Sán Cố của người Dao, gắn với các lễ hội Đình Lục Nà (xã Lục Hồn); Lễ hội Hát Tháng Ba (xã Húc Động); Lễ hội Kiêng Gió (xã Đồng Văn)...
Bình Liêu có nguồn tài ngun du lịch khá phong phú, có điều kiện để phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng gắn với các trung tâm du lịch lớn.
Nhìn chung, vị trí địa lý của huyện có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế đối ngoại, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh dịch vụ trên địa bàn song cũng nẩy sinh nhiều thách thức, khó khăn trong việc phát triển mọi mặt nói chung, bảo vệ an ninh - quốc phịng, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và kiểm soát chống bn lậu nói riêng.