Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 48)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

3.1.3. Điều kiện xã hội

Về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học cơng nghệ: Tính đến năm

2015, tồn huyện có 27 trường học các cấp, ngồi ra cịn có 01 Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên và 08 Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản chuẩn về đào tạo; cơ sở vật

chất được quan tâm đầu tư; các cuộc vận động và các phong trào thi đua được tổ chức thực hiện; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên toàn huyện. Huyện vẫn giữ vững phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2013. Năm 2014 có thêm 01 trường được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia nâng tổng số trường chuẩn quốc gia lên 11 trường (chiếm tỷ lệ 40,74%); dự kiến đến năm 2015, tồn huyện có 12 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 44,44%).

Về hoạt động văn hóa thơng tin thể dục thể thao: Cơng tác tuyên truyền

về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, vận động nhân dân xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu được tăng cường. Các hoạt động chào mừng kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và các sự kiện chính trị quan trọng của địa phương được triển khai. Những bản sắc văn hoá truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong huyện được bảo tồn và phát huy, đặc biệt năm 2013, “Nghi lễ Then của người Tày” đã được cơng nhận là di sản văn hố phi vật thể cấp quốc gia. Các hoạt động văn hố cơ sở và phong trào “Tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quan tâm thực hiện, năm 2014 tồn huyện có 66,34% số thơn, bản đạt danh hiệu thơn, bản văn. Các thiết chế văn hoá được tăng cường, 103/104 thơn, bản, khu phố có nhà văn hố (trong đó có 22/103 nhà văn hố đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch).

Phong trào thể dục thể thao quần chúng đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục được triển khai, tỷ lệ số người tham gia tập luyên thường xuyên đạt khoảng 19,5%; gia đình thể thao đạt khoảng 15%. Các hoạt động thể thao thành tích cao tiếp tục phát triển, số môn thể thao ngày càng mở rộng, hàng năm tổ chức được 8-10 giải thể thao cấp huyện.

Về cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực: Ngành y tế đã quan tâm thực hiện cơng tác chăm sóc sức khỏe

cho nhân dân, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại các Trạm y tế xã, thị trấn cơ bản có đủ thuốc và các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cơng tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; cơ sở vật chất phục vụ việc khám và chữa bệnh được tăng cường. Từ năm 2011-2015, khám bệnh tại Trung tâm y tế huyện dự kiến có khoảng 400.000 lượt người. Năm 2014, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 4; tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ là 75%; số giường bệnh/10.000 dân là 20,2.

Công tác tuyên truyền về chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình được tăng cường, đã tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hố gia đình trong tồn huyện và tập trung tại các vùng đơng dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn; triển khai các mơ hình nâng cao chất lượng dân số; chăm sóc sức khoẻ tiền hơn nhân; sàng lọc sinh; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Về cơng tác chính sách xã hội được đảm bảo: Huyện triển khai thực

hiện các chế độ chính sách đối với người có cơng, các đối tượng xã hội; tổ chức tốt các hoạt động bảo vệ, chăm sóc người tàn tật, cứu trợ xã hội và thiên tai; quan tâm thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp cho các đối tượng chính sách, đối tượng có hồn cảnh khó khăn nhân dịp lễ tết. Ngồi ra, các chương trình bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, các hoạt động phịng chống các tệ nạn xã hội; cơng tác bình đẳng giới cũng được quan tâm tổ chức thực hiện.

Trong cơng tác xố đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả, theo kết quả tổng điều tra, tổng số hộ nghèo trong toàn huyện (theo chuẩn nghèo của giai đoạn 2011-2015) Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 29,59%, năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,16% và dự kiến năm 2015 tỷ lên hộ nghèo tồn huyện giảm cịn 9,38%. Các cấp, các ngành đã quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp giảm nghèo như: Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

phục vụ sản xuất và dân sinh; hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất; chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân tích cực đầu tư vào sản xuất, từ bỏ tập quán lao động sản xuất lạc hậu, manh mún, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, vươn lên thốt nghèo...

Cơng tác giải quyết việc làm cũng được chú trọng, từ năm 2011-2014 đã giải quyết việc làm cho 969 lao động; tổ chức 17 lớp dạy nghề cho lao động nơng thơn với 595 lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện năm 2014 lên 17,82%.

Tình hình dân tộc trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, huyện đã tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số như Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú là con em dân tộc; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, chính sách cho đối tượng có uy tín…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 48)