Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội chính sách xã hội

1.1.4.1. Nhân tố khách quan - Điều kiện kinh tế xã hội

Hoạt động tín dụng luôn bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát,… tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, do đó tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn cũng như cấp tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư bị thu hẹp thì quá trình tạo vốn cũng như cho vay của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định. Sự ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của ngân hàng với các ngân hàng khác ở các nước trong khu vực cũng như trên thê giới. Điều này cũng là nhân tố tác động đến công tác quản lý tín dụng của ngân hàng [3].

- Môi trường pháp lý

Hoạt động tín dụng của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. NHCSXH thực

hiện mục tiêu phục vụ các đối tượng chính sách nên thực tế ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, quy định của chính phủ, của NHNN; đó là luật các TCTD, luật dân sự và hàng loạt các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho từng đối tượng chính sách. Trong sự ràng buộc về luật pháp này thì các yếu tố của các nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và kết quả làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả các hoạt động tín dụng của ngân hàng [7].

- Khách hàng

Khách hàng của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi về lãi suất của Nhà nước nhằm XĐGN, tổ chức sản xuất tăng thu nhập. Tại NHCSXH, mức cho vay được căn cứ trên nhu cầu thực tế và khả năng trả nợ của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Kỳ hạn trả nợ linh hoạt, phù hợp với dòng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ vay. Công tác quản lý nợ, khoanh nợ được chú trọng thường xuyên [4].

1.1.4.2. Nhân tố chủ quan

- Đội ngũ nguồn nhân lực của NHCSXH

Nếu ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự, tài sản nợ, tài sản có, tức là trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng dự đoán được những rủi ro xảy ra, dự đoán được môi trường đầu tư của mình có hiệu quả hay không thì quá trình hoạt động của ngân hàng đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện thu hút khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền.

Mặt khác, trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng càng cao, mọi thao tác thực hiện nhanh chóng, chính xác, hiệu quả; thái độ phục vụ, tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng tốt, nhiệt tình, cởi mở, tạo thuận lợi cho khách hàng sẽ gây được ấn tượng tốt với khách hàng, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng đối với khách hàng có ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn cho ngân hàng. Do đó ngân hàng cần chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp

vụ cho cán bộ công nhân viên của mình đồng thời mỗi nhân viên cũng cần nâng cao tác phong làm việc, phong thái phục vụ có như vậy thì công tác huy động vốn của ngân hàng mới đạt được hiệu quả cao [4].

- Uy tín của ngân hàng chính sách xã hội

Mỗi ngân hàng sẽ tạo được một hình ảnh riêng trong lòng khách hàng. Đối với NHCSXH là ngân hàng do Nhà nước quản lý, chủ yếu phục vụ khách hàng là các đối tượng chính sách là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, và các đối tượng khác nên uy tín của ngân hàng trong các hoạt động: huy động vốn, tín dụng, thanh toán và ngân quỹ, nhận vốn ủy thác được các đối tượng chính sách tin tưởng qua mức lãi suất, thời gian sử dụng vốn, nhận vốn ủy thác [3].

- Quy mô và cơ cấu tổ chức mạng lưới cho vay

Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV thực hiện như: bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)