5. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát thực hiện
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra nhất là hoạt động tự kiểm tra của ngân hàng. Các đơn vị nghiên cứu kỹ những nội dung tồn tại, sai sót đã nêu trong các biên bản, báo cáo kiểm tra, giám sát năm 2016 để xây dựng kế hoạch chấn chỉnh củng cố hoạt động của đơn vị.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra chuyên đề có sự tham gia của liên ngành, của uỷ viên Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị địa phương nhằm đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế một cách khách quan, trung thực từ đó có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh.
- Xây dựng nội dung kiểm tra, bao gồm:
+ Kiểm tra các tổ chức hội về thực hiện 06 khâu nhận ủy thác. Mỗi tháng 1 thành viên kiểm tra tối thiểu 01 xã.
+ Kiểm tra ban quản lý tổ trong việc thực hiện bình xét cho vay, ghi chép sổ sách, thực hiện việc thu lãi và đôn đốc thu nợ gốc của hộ nghèo. Kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ nghèo.
+ Cần đề ra định mức kiểm tra, giám sát hàng năm đối với hoạt động của các khâu trong quản lý tín dụng, chia thành hai mảng là huy động và cho vay, với việc giám sát đồng thời hai công tác này. Có thể đưa ra định mức kiểm tra, giám sát với số lượt từ 30 lần đối với công tác huy động và 50 lần đối với hoạt động tín dụng.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cá nhân và các tổ chức, đoàn thể mà các cá nhân đại diện trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng. Cơ chế phối hợp phải dựa trên tinh thần hợp tác, công khai, minh bạch mọi thông tin liên quan đến đánh giá thực hiện hoạt động tín dụng, cũng như thông tin về kết quả đánh giá của các thành viên trong ban giám sát.