Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Nhân tố khách quan

3.3.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, chính sách của nhà nước áp dụng đối với kinh tế của tỉnh theo chủ trương ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp, hướng tới chuyển dịch kinh tế theo xu hướng CNH-HĐH. Với chủ trương này, rất nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tại các khu công nghiệp của tỉnh được chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng và hệ quả của những chính sách này là các khu công nghiệp trên địa tỉnh phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển. Môi trường kinh tế thuận lợi, các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có nhu cầu sử dụng nhiều vốn hơn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và tín dụng ngân hàng phát triển là điều tất yếu, từ đây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc.

3.3.1.2. Môi trường pháp lý

Nhìn chung, hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc tương đối đồng bộ và hoàn thiện. Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh tuân thủ chặt chẽ các chính sách do ngân hàng đề ra. Tuy nhiên, mặc dù những năm gần đâu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng CNH-HĐH diễn ra mạnh mẽ song trên địa bàn tỉnh nhân dân canh tác nông nghiệp, hoạt động thuần nông vẫn còn chiếm tỷ trọng nhiều. Người dân ở những vùng nông thôn, kinh tế ít phát triển trên địa bàn tỉnh có nhận thức chung về pháp luật còn rất thấp và hạn chế vì vậy việc chấp hành các chính sách pháp luật nói chung và chính sách tín dụng nói riêng của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc của người dân trên địa

bàn tỉnh chưa thật sự tốt, từ đây đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc.

3.3.1.3. Khách hàng

Đối tượng khách hàng chủ yếu mà Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc cho vay là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Các hộ được tiếp cận cơ bản sử dụng đúng mục đích tiền vay, đây là một trong những kênh tín dụng giúp sức đắc lực cho tỉnh về việc giảm nghèo và tạo cơ hội cho người dân có điều kiện phát huy và khai thác những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình triển khai vốn vay có nhiều hộ còn chưa thực sự sử dụng đúng nguồn vay của mình, nhiều hộ còn tái nghèo, hoặc có hộ bị rủi ro vì thiên tai, thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất nên khả năng trả nợ khó khăn.

Bảng 3.8: Tình hình khách hàng dư nợ tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016 Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ phát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Số KH dư nợ (người) 108.457 106.471 104.465 -1.986 -1,83 -2.006 -1,88 98,14 Số lượt KH vay vốn 24.154 25.032 25.655 878 3,64 623 2,49 103,06

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng)

Số khách hàng dư nợ tại Chi nhánh giảm từ năm 2014-2016, năm 2014 có 108.457 người, năm 2015 có 106.471 người, năm 2016 có 104.465 người. Qua các năm số khách hàng dư nợ giảm khá lớn, năm 2015 giảm 1.986 người so với năm 2014, năm 2016 giảm 2.006 người so với năm

2015. Như vậy tốc độ phát triển khách hàng dư nợ cả giai đoạn là 98,14%. Số lượt khách hàng vay vốn giảm xuống, năm 2015 tăng 878 lượt so với năm 2014, năm 2016 tăng được 623 lượt so với năm 2015, tốc độ phát triển bình quân cả giai đoạn là 103,06%. Đây là tín hiệu đáng mừng vì chất lượng tín dụng được nâng lên, nguồn vốn vay từ chi nhánh giải quyết giải quyết tình trạng XĐGN ở vùng khó khăn, đồng bào DTTS, hộ nghèo, và đối tượng chính sách khác có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)