Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 89 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong 3 năm triển khai các chương trình tín dụng chính sách chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện được phương châm cho vay “đúng địa chỉ, an toàn và hiệu quả”. Nguồn vốn tín dụng đã giúp 10.296 hộ nghèo, phát triển chăn nuôi 8.800 con trâu, bò, 9.000 con lợn, gà, chăn nuôi thủy sản trên 5.000 tấn, giải quyết 5.948 hộ có việc làm cho người lao động, 10.456 em học sinh sinh viên; 52.142 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường nông thôn, 11.686 hộ cận nghèo vay vốn. Các hộ vay đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả năng trả nợ tốt, nhiều hộ thoát nghèo,

Trong 3 năm có 4.457 hộ thoát nghèo nhờ vay vốn NHCSXH và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh từ năm 2014 đến cuối năm 2016 giảm từ 6,5% xuống còn 2,4% theo chuẩn nghèo mới. Thông qua các chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo đã động viên sự tham gia của toàn xã hội hướng tới giúp đỡ người nghèo và các đối tượng chính sách khác có trên 685 cán bộ cơ sở tham gia vào ban Giảm nghèo cấp xã để chỉ đạo việc thực hiện XĐGN và hướng dẫn hộ nghèo làm ăn thoát nghèo; có 4.968 người là thành viên của Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn là “cánh tay vươn dài”, đội ngũ cán bộ không biên chế của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 3.11: Tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016 Tiêu chí ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Hệ số sử dụng vốn Lần 0,998 0,997 0,996 (0,001) (0,001) Vòng quay vốn tín dụng Lần 0,23 0,25 0,26 0,02 0,01 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,19 0,23 0,28 0,04 0,05 Tỷ lệ thu lãi % 0,97 0,98 0,98 0,01 0 Tỷ lệ nợ khoanh % 0,0046 0,0042 0,0039 (0,0004) (0,0003) Tỷ lệ nợ xóa % 0,044 0,031 0,017 (0,013) (0,014) Nợ bị chiếm dụng % 0 0 0 - -

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Các tiêu chí này đền nằm trong ngưỡng cho phép, cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHCSXH hoạt động tốt. Có được kết quả này là do:

- Quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách: Nguồn vốn hàng năm tăng, đặc biệt là nguồn vốn huy động tiết kiệm tăng, vốn địa phương đưa vào các chương trình cho vay tăng, đẩy mạnh nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý khách hàng vay vốn: Chi nhánh có quy trình cho khách hàng vay vốn đơn giản, thủ tục gọn nhẹ, lượng khách hàng hàng năm tăng thực hiện tốt mục tiêu XĐGN và chính sách an sinh xã hội khác, số hộ vay tăng hàng năm.

- Quản lý danh mục cho vay: Chi nhánh đã thực hiện 12 chương trình cho vay, trong đó cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV và cho vay chương trình NS&VSMTNT có số lượng cao nhất.

- Quản lý mạng lưới hoạt động tín dụng: Tổ TK&VV hoạt động trên địa bàn rộng khắp ở các huyện/thị xã/thành phố; hàng năm các tổ này được đánh giá hoạt động bình xếp các loại Tốt, khá, trung bình, yếu. Bên cạnh đó,

Chi nhánh thực hiện hoạt động tín dụng qua các tổ chức ủy thác chính trị như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên. Mạng lưới hoạt động tín dụng mở rộng qua các năm, tăng lượng vốn vay cho Chi nhánh.

- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: Chi nhánh phân loại nợ theo nhiều tiêu chí như theo trạng thái nợ, thời gian nợ, hình thức cho vay và đối tượng ưu tiên. Cách phân loại này chi tiết các loại nên giúp Chi nhánh dễ quản lý vốn. Vì từ chỗ phân loại các nhóm nợ sẽ xây dựng được cơ chế trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, sát với thực tế đơn vị.

- Quản lý nợ: Thực hiện linh hoạt công tác quản lý nợ, bằng các biện pháp như khoanh nợ, gia hạn nợ, xóa nợ, tạo điều kiện và cơ hội cho công tác XĐGN, an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)