Quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách

Trong quá trình hoạt động với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm của NHCSXH, các cấp Ủy đảng, chính quyền nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vốn huy động dưới các hình thức phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi và huy động mức lãi suất thấp việc huy

động tiền gửi có trả lãi chỉ được thực hiện trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt. Diễn biến cụ thể của từng nguồn vốn huy động qua các năm như sau (bảng 3.1). Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc có nguồn vốn tăng hàng năm. Nguồn vốn Trung Ương chuyển về chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm qua các năm. Nguồn vốn huy động tiết kiệm từ dân cư, các tổ chức, đơn vị và nguồn vốn địa phương tăng hàng năm từ thu ngân sách trên địa bàn, tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp có nhiều khu dự án nước ngoài đầu tư và thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư tăng nhanh chóng.

Bảng 3.1: Nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016 Đơn vị: Tỷ đồng TT Nguồn vốn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ phát triển (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % 1 Vốn TW chuyển về 1671,8 1760,4 1849,5 88,6 5,3 89,1 5,06 105

2 Vốn huy động tiết kiệm 67,1 80,3 116,7 13,2 19,67 36,4 45,33 132

3 Vốn địa phương 79,3 119,3 161,1 40 50,44 41,8 35,04 143

Tổng 1818,2 1960 2127,3 141,8 7,8 167,3 8,54 108

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng) * Thứ nhất, tình hình nguồn vốn Trung ương chuyển về

Là nguồn vốn tín dụng được Tổng giám đốc giao hoặc thông báo bao gồm: Các chương trình, dự án được Thủ tướng Chính phủ giao và các chương trình, dự án do NHCSXH cấp Trung ương nhận vốn cấp từ ngân sách trung ương hoặc nhận vốn ủy thác cho vay của các chủ đầu tư. Nguồn vốn Trung ương chuyển về được thực hiện cho vay các đối tượng hộ nghèo, hộ cận

úng được nhu cầu vay vốn của các đối tượng giải quyết việc làm, các hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn vay vốn để thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông. Nhiều hộ gia đình vừa vượt qua ngưỡng nghèo nếu không tiếp tục được vay vốn ưu đãi sẽ có nguy cơ trở lại hộ nghèo. Chính vì vậy mà nguồn vốn cấp tăng, năm 2014 là 1.671,8 tỷ đồng (chiếm 91,9%), năm 2015 là 1760,4 (chiếm 89,8%), năm 2016 là 1849,5 tỷ đồng (chiếm 86,9%) tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn TW đã giảm vì vốn huy động tiết kiệm trong dân cư, các tổ chức và vốn địa phương thu từ hoạt động ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng hàng năm.

* Thứ hai, tình hình nguồn vốn huy động các loại

- Nguồn vốn huy động qua tổ TK&VV đến 31/12/2016 là 53,5 tỷ đồng, chiếm 2,5%. Nguồn vốn này tuy còn rất nhỏ bé, nhưng với phương thức huy động này NHCSXH từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo tại địa phương, tránh phần nào sự rủi ro khi cho vay.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư đến 31/12/2016 đạt 63,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,97%.Cơ cấu trên thể hiện nguồn vốn NHCSXH được hình thành như một quỹ tập trung; có nguồn gốc chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước quy mô phát triển nguồn vốn còn hạn hẹp. Trong thực tiễn hoạt động huy động tiền gửi dân cư gặp phải nhiều khó khăn do trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều NHTM với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn; đây là điểm hoàn toàn khác biệt với các tổ chức tín dụng khác.

* Thứ ba, vốn địa phương

Nguồn vốn do NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện nhận vốn ủy thác để cho vay theo chương trình, dự án theo chỉ định của UBND cấp tỉnh, cấp huyện và Chủ đầu tư khác để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách

khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đến 31/12/2016 nguồn vốn địa phương đạt 161,1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7,6%. Hiện tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiện cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bảo dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo quyết định 32/2007/QĐ-TTg và quyết định 54/2012/QĐ-TTg, cho vay giải quyết việc làm tại chỗ, xuất khẩu lao động từ nguồn vốn UBND tỉnh với số tiền 95,9 tỷ đồng.

3.2.1.2. Công tác quản lý và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc

* Đối với chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn trung ương

- Nguồn vốn Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn được NHCSXH cấp trên giao, Sở giao dịch, NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện chủ động tìm các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn hàng năm. Trường hợp NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện có thể huy động vốn vượt số kế hoạch đã được NHCSXH cấp trên giao đối với từng chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cụ thể thì đơn vị phải lập tờ trình báo cáo NHCSXH cấp trên để điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch. Trong khi chờ ý kiến phê duyệt điều chỉnh kế hoạch, NHCSXH cấp tỉnh, Phòng giao dịch được phép huy động vượt tối đa không quá 10% kế hoạch huy động vốn đã được thông báo trong thời gian tối đa là 15 ngày. Về lãi suất huy động, giao Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh quyết định nhưng không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các Ngân hàng thương mại Nhà nước trên cùng địa bàn.

- Dư nợ: Chỉ tiêu kế hoạch dư nợ được giao là mức dư nợ tối đa mà Sở giao dịch, NHCSXH các cấp được phép thực hiện. Đối với chỉ tiêu dư nợ nhận uỷ thác đầu tư theo các chương trình, dự án chỉ định của Chính phủ và Chủ đầu tư, Tổng Giám đốc NHCSXH điều hành theo quy định của chương trình, dự án hoặc hợp đồng ủy thác.

* Đối với chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn địa phương

- Nguồn vốn Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh thực hiện quản lý nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương theo Quy chế về nguồn vốn ủy thác hoặc theo hợp đồng ủy thác đã ký với Chủ đầu tư. Khi tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chế nguồn vốn ủy thác hoặc khi ký hợp đồng ủy thác với Chủ đầu tư, NHCSXH các cấp cần xem xét đảm bảo các tiêu chí theo quy định của chính phủ. Lãi suất cho vay do Chủ đầu tư quyết định phù hợp với lãi suất cho vay hiện hành của NHCSXH, trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp đầy đủ chi phí quản lý của NHCSXH và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành. Trường hợp lãi suất cho vay không đủ bù đắp chi phí quản lý của NHCSXH và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, Chủ đầu tư phải cấp kinh phí cho NHCSXH.

- Dư nợ

Chỉ tiêu kế hoạch dư nợ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương, NHCSXH các cấp thực hiện quản lý, cho vay theo chỉ định của Chủ đầu tư và thực hiện tối đa bằng nguồn vốn đã nhận từ Chủ đầu tư.

NHCSXH không được tự ý điều chuyển vốn ra ngoài vùng dự án nếu không được Chủ đầu tư đồng ý bằng văn bản. Mọi trường hợp tăng hoặc giảm chỉ tiêu kế hoạch dư nợ chỉ được thực hiện sau khi có quyết định bằng văn bản của Chủ đầu tư. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc phải tổ chức đôn đốc các đơn vị huyện, thành phố, thị xã triển khai đến các xã, phường, tổ chức cho vay đúng đối tượng, đúng nhu cầu và mục đích…để có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất công tác quản lý và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động tín dụng chính sách tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ 2014- 2016

Đơn vị: tỷ đồng, hộ

STT Tên chương trình Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015

Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ

1 Cho vay Hộ nghèo 350 15.722 338,8 11.628 369,5 10.296 (11,2) (4.094) 30,7 (1.332)

2 Cho vay HSSV 565,6 23.398 391,2 15.857 263,5 10.456 (174,4) (7.541) (127,7) (5.401)

3 Cho vay GQVL 77,7 4.126 95,6 5.097 147,6 5.948 17.9 971 52 851

4 Cho vay XKLĐ 8,6 231 19,2 423 28,9 600 10,6 192 9,7 177

5 Cho vay NS&VSMTNT 396,6 45.653 484,5 49.905 543,7 52.142 87,9 4.252 59,2 2.237

6 Cho vay Hộ nghèo về nhà ở 37,7 4.718 36,2 4.563 35,8 4.362 (1,5) (155) (0,4) (201)

7 Cho vay Hộ gia đình SXKD VKK 124 4.869 123,8 4.612 123,9 3.779 (0,2) (257) 0,1 (833)

8 Hộ ĐB DTTS ĐBKK 8,8 1.504 5,8 915 3,3 433 (3) (589) (2,5) (482)

9 Cho vay thương nhân VKK 0,2 6 0,2 6 132 5 0 0 131,8 (1)

10 Cho vay hộ cận nghèo 193,5 6.847 358,7 11.441 414,5 11.686 165,2 4.594 55,8 245

11 Cho vay hộ mới thoát nghèo 0 0 80,1 2.087 182,7 4.457 80,1 2.087 102,6 2370

12 Cho vay hộ ĐBDTTS nghèo, đời

sống khó khăn 0 0 4,6 309 4,6 306 4,6 309 0 (3)

Cộng 1.762,7 107.074 1.938,7 106.843 2.250 104.470 176 (231) 311,3 (2.373)

Việc quản lý và thực hiện các chỉ tiêu được NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, việc điều tiết các chỉ tiêu giữa các địa phương, giữa các chương trình còn thụ động do việc này Chi nhánh, Phòng giao dịch không được tự chủ mà phải tham mưu cho Trưởng ban đại diện. Mặt khác do UBND có rất nhiều nội dung công việc nên việc điều chình thường bị chậm chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân… Một số chỉ tiêu trong quá trình triển khai gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan khiến cho NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc không chủ động được để điều chỉnh sang các chương trình khác.

Đến 31/12/2016 chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện 12 chương trình tín dụng cho vay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội đạt 2.250 tỷ đồng được thực hiện cho vay chủ yếu các đối tượng hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn vay vốn để thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đánh giá phù hợp với chủ trương, định hướng của Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh về chính sách giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)