Bài học về nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học về nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh

tỉnh Vĩnh Phúc

Thứ nhất, Tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, huyện phân công các thành viên Ban đại diện tỉnh, huyện trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại các huyện, xã về công tác vay vốn.

Thứ hai, Thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban Đại diện HĐQT chỉ đạo đôn đốc cán bộ giảm nghèo, các Hội, đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng thôn, tổ trưởng tổ TK&VV trong việc kiểm tra, giám sát, và triển khai các chương trình tín dụng; tham mưu cho UBND cấp xã thành lập tổ thu hồi nợ quá hạn lâu ngày hoặc mới phát sinh.

Thứ ba,Yêu cầu các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác lập kế hoạch cụ thể để theo dõi và chỉ đạo các tổ TK&VV đôn đốc hộ vay thực hiện trả gốc khi đến hạn, trả lãi và gửi tiền tiết kiệm hàng tháng. Kế hoạch này phải làm hàng tháng và phải gửi về đơn vị vào cuối mỗi tháng.

Thứ tư, Đề nghị NHCSXH tỉnh, UBND huyện, xã khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong công tác tuyên truyền, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn.

Thứ năm, Chỉ đạo cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn tham gia họp với tổ TK&VV lập kế hoạch tham dự cuộc họp với các tổ yếu kém và trung bình, lập kế hoạch hàng tháng tham dự họp với các tổ TK&VV, kiểm tra, đối chiếu đến từng hộ vay.

Thứ sáu, Nâng cao công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng hiệu quả, mở rộng quy mô khách hàng là các đơn vị, tổ chức; huy động khách hàng gửi tiết kiệm tại Ngân hàng.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết là:

(1) Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào?

(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc ra sao?

(3) Các giải pháp nào cần thực thi nhằm nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Nguồn tài liệu

- Một số chính sách của NHCSXH Việt Nam; các quy định, quyết định, nghị định, thông tư, văn bản của Chính phủ liên quan đến NHCSXH. Các bài báo, bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu, tạp chí ngân hàng, các tài liệu khác của các tác giả về nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng chính sách xã hội. Các báo cáo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm 2014-2016.

- Tài liệu thu thập từ các cơ quan nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc về tình hình phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội; đời sống dân cư, thu nhập, lao động và việc làm tại: Cục thống kê; Sở Lao động & Thương binh xã hội; Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016.

* Nội dung thu thập

- Các thông tin về chính sách hoạt động của NHCSXH Việt Nam và Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thông tin về tình hình quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc.

* Tiến hành thu thập: Trực tiếp đến Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc để thu thập tài liệu, trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của NHCSXH Việt Nam và chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc, bài học kinh nghiệm của chi nhánh NHCSXH ở một số địa phương.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả thống kê để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

Thông qua các số liệu thống kê có thể phán ánh thực trạng, tình hình thực tế về nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc.

- Mô tả bằng bảng thống kê: Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin về đối tượng, nội dung, trách nhiệm thực hiện trong quản lý trên các hàng và cột.

- Mô tả bằng số liệu: dùng số liệu tương đối và tuyệt đối để mô tả các chỉ số về nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc.

b. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này rút ra các kết luận về nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua là đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng các kỹ thuật so sánh là:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

c. Phương pháp chuyên gia

Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo về quan điểm, mục tiêu, định hướng nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc.

d.Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc theo thời gian bao gồm:

* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi-y1 , i=2,3…. Trong đó:

yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

* Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính:

ti = 𝒚𝐢

𝒚𝐢−𝟏 ; i=2,3,….n

Trong đó:

y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti = 𝒚𝐢

𝒚𝟏

Trong đó:

yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tốc độ phát triển bình quân (𝑡̅)

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. T2, t3, t4…tn

Công thức tính: 𝑡̅ = 𝑛√𝑡2. t3. t4 … tn

hoặc: 𝑡 =𝑛−1√𝑇𝑛 = √𝑦i

𝑦1 𝑛−1

Trong đó:

t2, t3, t 4, … t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu

2.2.2.3. Xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel

Tác giả thu thập thông tin, phân loại và tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel. Việc sử dụng phần mềm Microsoft Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu về quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ vào các chỉ tiêu tính toán tác giả biết được các chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đạt được. Bên cạnh đó, tác giả còn vẽ các biểu đồ, đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel để người đọc dễ dàng đánh giá các số liệu hơn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ số sử dụng vốn

Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn của NHCSXH, chỉ số này được tính như sau:

Hệ số sử dụng vốn =

Tổng dư nợ bình quân Tổng nguồn vốn bình quân

Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của NHCSXH. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Để tính chính xác hệ số sử dụng vốn thì phải sử dụng phương pháp tính bình quân gia quyền. Song để đơn giản trong tính toán thì sử dụng phương pháp tính bình quân số học.

2.3.2. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng

trong năm =

Doanh số thu nợ trong năm Dư nợ bình quân trong năm

Vòng quay vốn tín dụng trong năm thể hiện tốc độ luân chuyển của nguồn vốn tín dụng. Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, thu hồi vốn tốt. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng càng nhanh thì càng nhiều khách hàng được vay vốn, được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

2.3.3. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH và vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả, và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.

Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn được gọi với những tên khác nhau, để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn

x 100 Tổng dư nợ

Năm 2012, theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCSXH tại văn bản 3653/NHCS-TDNN ngày 19/11/2012 về việc xây dựng Phương án, Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, quy định: các xã có tỷ lệ nợ quá hạn

từ 2% trở lên thì Giám đốc NHCSXH cấp huyện phải xây dựng Phương án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Các đơn vị NHCSXH cấp huyện, cấp tỉnh có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên thì Giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch đó phải xây dựng Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Đến 30/6/2014, tất cả các chi nhánh đã hoàn thành mục tiêu mà Đề án đưa ra. Toàn hệ thống chỉ còn 01 chi nhánh có nợ quá hạn trên 2%.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, định hướng trong thời gian tới là phải xây dựng phương án, đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng ở những nơi có tỷ lệ nợ quá hạn trên 1%.

2.3.4. Nợ bị chiếm dụng

Nợ bị chiếm dụng là loại nợ bị chiếm và sử dụng một cách trái phép. Có thể hiểu, khách hàng vay vốn tại NHCSXH nhưng không sử dụng vốn vay mà người khác sử dụng.

Nợ bị chiếm dụng tại NHCSXH có thể do Ban quản lý tổ TK&VV thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm của tổ viên không nộp cho NHCSXH theo quy định hoặc Ban quản lý Tổ vay lại, vay ké của tổ viên; cán bộ Hội đoàn thể, chính quyền địa phương, cán bộ NHCSXH hoặc Ban quản lý Tổ trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đã lợi dụng lòng tin của người vay khi thu tiền gốc, lãi, tiền gửi tiết kiệm không nộp ngân hàng.

Nợ bị chiếm dụng cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ số này phải bằng không (= 0) mới thể hiện được chất lượng tín dụng tốt.

2.3.5. Tỷ lê ̣ thu lãi; lãi tồn đọng

* Tỷ lệ thu lãi: Được xác định theo công thức:

Tỷ lệ thu lãi = Số lãi thực thu x 100% Số lãi phải thu

Trong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồn được giao. Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại.

* Lãi tồn đọng: Được xác định theo công thức: Lãi tồn đọng = Số lãi phải thu - Số lãi thực thu

Lãi tồn đọng gồm lãi phát sinh của nợ quá hạn và lãi tồn của nợ trong hạn. Chỉ tiêu lãi tồn đọng cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tài chính của NHCSXH. Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ số này thấp sẽ cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Lãi tồn đọng là do người vay không thực hiện nghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng) cho NHCSXH.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát về Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Thực hiện chủ trương tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, ngày 04/10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác, Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội. Với nhiệm vụ được giao là thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, giúp các hộ có vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, từng bước ổn định cuộc sống, tạo cho xã hội phát triển bền vững.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 29/QĐ-HĐQT, ngày 31/3/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 10/04/2003 là đơn vị trực thuộc NHCSXH Việt Nam là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán; huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện không lấy lãi, vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả, vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Với nhiệm vụ được giao là thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)