Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động

3.1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy

Quản trị Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc là Ban đại diện Hội đồng quản trị gồm các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc các cơ quan của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Hội đồng quản trị có 11 thành viên, trong đó 10 thành viên kiêm nhiệm và 01 thành viên chuyên trách. 10 thành viên kiêm nhiệm gồm Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị, 09 thành viên còn lại là cấp Trưởng các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động TB&XH, Nông nghiệp & PTNT, Văn phòng UBND, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư đoàn thanh niên; thành viên chuyên trách gồm: 01 Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc. Điều hành hoạt động là Giám đốc, giúp việc Giám đốc có một số Phó Giám đốc và 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban đại diện HĐQT và Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc của chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc (xem hình 3.1).

Hình 3.1: Mô hình tổ chức của chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức)

* Giám đốc: Quản lý và điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh theo quy định của Pháp luật và các văn bản quy phạm Pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã quy định trong Điều lệ Ngân hàng.

- Quyết định các vấn đề hoạt động hàng ngày của Chi nhánh mà không cần đến quyết định của Hội đồng quản trị.

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược hoạt động của Chi nhánh.

Các Phòng giao dịch quận, huyện, thị xã Giám đốc Các Phòng nghiệp vụ Các Phó giám đốc Phòng Giao dịch Huyện Phòng Giao dịch Huyện Phòng Giao dịch Huyện Phòng Giao dịch Huyện Phòng Giao dịch Huyện Hành chính Tổ chức Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng Kế toán Ngân quỹ Tin học Kiểm tra Kiểm toán nội bộ

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Chi nhánh. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý tại Chi nhánh, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

- Tuyển dụng và cắt giảm nhân sự theo yêu cầu hoạt động.

- Kiến nghị phương án xử lý lỗ lãi trong hoạt động của Chi nhánh.

- Giám đốc còn có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ Ngân hàng và quyết định của Hội đồng quản trị.

Nếu điều hành trái với quy định, gây thiệt hại cho Ngân hàng thì Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại theo quy định.

* Phòng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: là một phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. Tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng trong toàn tỉnh, có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Chi nhánh trong công tác tổng hợp về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn và quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư. Là nơi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của tất cả khách hàng có nhu cầu, tiến hành thẩm định các dự án, phương án vay vốn và làm các thủ tục vay vốn trình lên các cấp lãnh đạo để xét duyệt cho vay.

* Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Chịu sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc Chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ công tác hạch toán kế toán theo quy định về pháp lệnh kế toán thống kê và các nghiệp vụ huy động vốn của các tổ chức kinh tế, quản lí vốn và tài sản, hạch toán cho vay thu nợ, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế độ tài chính, tổng hợp thu chi tài chính, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, thực hiện chức năng trung tâm thanh toán, thực hiện chức năng giám đốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Chi nhánh. Lập dự toán về chi phí hoạt động. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và pháp luật về tính chính xác, trung thực và kịp thời của các số liệu đã xác lập trong sổ sách và báo cáo kế toán hàng năm gửi cho các cơ quan

quản lý Nhà nước, Ban giám đốc và lưu trữ tại Chi nhánh. Đảm bảo an ninh tài chính và giữ gìn bí mật nội bộ.

Tham mưu cho Giám đốc về việc áp dụng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN đặc biệt đối với lao động nữ theo đúng quy định của pháp luật.

Các nhân viên thuộc Phòng kế toán - Ngân quỹ ngoài việc được giao nhiệm vụ cụ thể tại các quyết định riêng rẽ của Giám đốc Chi nhánh còn phải chịu sự kiểm tra, giám sát và điều hành trực tiếp của Trưởng Phòng kế toán (Kế toán trưởng).

* Phòng Hành chính - Tổ chức: Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp ban giám đốc Ngân hàng tổ chức quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, hành chính tổng hợp, thi đua, bảo vệ nội bộ và quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng theo sự phân cấp của ban giám đốc. Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc theo quy định của pháp luật.

* Phòng tin học: Phòng Công nghệ thông tin có 4 cán bộ làm công tác tin học hoá toàn bộ hệ thống của Chi nhánh nối mạng với toàn hệ thống để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực tin học. Hoạt động trong giai đoạn công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiên nay, nhu cầu thông tin, thanh toán nhanh, chuyển khoản… vai trò của phòng Tin học càng trở nên quan trọng.

3.1.2.2. Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc

* Đặc điểm

- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.

- Đối tượng cho vay chủ yếu là những hộ nghèo, những gia đình thuộc diện chính sách và các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng chính phủ.

- Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu và hệ thống giao dịch từ huyện xuống các phường xã, thị trấn đến các tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Chế độ tài chính, chế độ tiền lương và phụ cấp của cán bộ viên chức, và việc trích lập, sử dụng các quỹ của Ngân hàng do thủ tướng chính phủ ra quyết định.

Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay với mức lãi suất ưu đãi để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo ổn định xã hội.

* Chức năng

- Chức năng nhận vốn từ Ngân hàng cấp trên. - Chức năng tiết kiệm.

- Chức năng thanh toán: Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện của Ngân hàng.

Ngoài ra Ngân hàng còn có các chức năng khác: Quản lý tiền mặt, Uỷ thác. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là từ vốn Ngân sách Nhà nước, một phần vốn địa phương chuyển sang để cho vay hộ nghèo…

* Nhiệm vụ

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm, ổn định xã hội.

- Thu chi tiền mặt, làm các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ khác theo quy định.

- Thực hiện hạch toán và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng CSXH cấp trên.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quyết định của Ngân hàng CSXH.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH giao.

3.1.2.3. Đối tượng phục vụ của chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác hiện tại trên địa bàn tỉnh gồm các đối tượng hưởng thụ sau:

1. Hộ nghèo. 2. Hộ cận nghèo.

3. Hộ mới thoát nghèo.

4. Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. 5. Giải quyết việc làm.

6. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32/2007/Q Đ-TTg và Quyết định 54/2012/Q Đ-TTg.

7. Hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.

8. Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn. 9. Hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg.

10. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. 11. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

12. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 755/2013/QĐ-TTg

3.1.2.4. Cơ chế hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc

Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật thực

hiện bảo tồn và phát triển vốn, bù đắp chi phí và rủi ro tín dụng theo các điều khoản quy định tại quy chế quản lý tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội và Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)