Kinh nghiệm của Chi nhánh NHCSXH tại một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của Chi nhánh NHCSXH tại một số địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Bình

Trong những năm qua, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Tơ đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động là cầu nối để người dân tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Việc triển khai các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng chính sách trên địa bàn huyện Ba Tơ trong thời gian qua đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về cách làm của các tổ chức xã hội nhận ủy thác. Bên cạnh đó, tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện Ba Tơ.

Ngoài ra đối với các khoảng vay mới, cán bộ tín dụng đã phối hợp với Hội đoàn thể chính trị, xã hội kiểm tra, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn hiệu quả. Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn nhận thức rõ việc xét duyệt đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi do đó công tác cho vay được thực hiện đúng quy trình, quy định nâng cao trách nhiệm quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay. Từ đó, giúp tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động hiệu quả hơn. Đến nay, toàn huyện có 209 tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổng số nợ quá hạn trong năm chỉ còn 375 triệu đồng chiếm 0,25 % giảm 420 triệu so với năm 2013.

Đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội huyện đạt trên 147,6 tỷ đồng, tăng hơn 10 tỷ đồng chiếm 7,5% so với năm 2013. Thông qua công tác giám sát từ phía Ngân hàng và các đoàn thể chính trị - xã hội, hầu hết các hộ được vay đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tích cực phát triển kinh tế gia đình. Đây là cơ sở để những năm đến, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đẩy mạnh việc quản lý nguồn vốn vay, chuyển giao khoa học, tạo hướng đi đúng hướng trong làm ăn kinh tế đối với các hộ gia đình sau khi được vay vốn. Anh Nguyễn Ngọc Giỏi - thôn Bắc Lân, xã Ba Động chia sẻ: Tôi được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện để đầu tư trồng keo đến nay đã được 2 năm, nhờ nguồn vốn đó mà tôi phát triển được rẫy keo của gia đình và ổn định cuộc sống.

Có thể khẳng định, chương trình tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện được tiếp cận vốn chính sách xã hội để thực hiện các mô hình sản xuất kinh doanh ổn định cuộc

sống. Trong năm 2014, Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã ngân cho học sinh sinh viên vay vốn với gần 6 tỷ đồng, hộ cận nghèo vay 3 tỷ đồng, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn hơn 11,8 tỷ đồng, cho vay về nước sạch vệ sinh môi trường trên 3,6 tỷ đồng, cho 99 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay theo Quyết định 755 của Thủ tướng Chính phủ trên 1,4 tỷ đồng. Năm 2015, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đoàn thể chính trị- xã hội và UBND các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện chương trình, kế hoạch của huyện để tăng dư nợ cho vay đồng thời phấn đấu nợ quá hạn dưới 0,25% tổng dư nợ. Để chương trình tín dụng ưu đãi năm 2015 trên địa bàn huyện phát huy được hiệu quả góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương. Ông Trần Thành Công - Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho biết định hướng trong năm 2015:Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch tín dụng của năm 2015, đồng thời đẩy mạnh việc xác lập hồ sơ của người dân để người dân có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ phía ngân hàng, giúp nhân dân trên địa bàn có tiền để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Với việc tập trung triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong năm 2015 Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã và đang góp phần tích cực vào việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên đại bàn huyện Ba Tơ.

Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thái Bình đã bám sát định hướng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, cán bộ viên chức trong chi nhánh đã khắc phục mọi khó khăn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Hội đoàn thể chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng, kịp thời.

Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn có điều kiện để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần cùng với các cấp các ngành trong tỉnh thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

Sau trên 13 năm thành lập và hoạt động, từ việc nhận bàn giao và triển khai 3 chương trình cho vay, đến nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh đang thực hiện cho vay 8 chương trình tín dụng với quy mô ngày càng được mở rộng cả về khối lượng và đối tượng phục vụ, bao gồm các Chương trình: Cho vay hộ nghèo; cho vay hộ cận nghèo; cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay học sinh, sinh viên; cho vay giải quyết việc làm; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở. Đến 31/3/2016, tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh đạt 2.278 tỷ đồng, gấp trên 8,7 lần so với năm 2003, trong đó nguồn vốn cấp từ NHCSXH Trung ương 2.138 tỷ đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất 120 tỷ đồng và nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện 19,6 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt 2.276 tỷ đồng, với trên 110 ngàn hộ còn dư nợ, trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo 49 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo 704 tỷ đồng; cho vay học sinh, sinh viên 468 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm 67 tỷ đồng; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 671 tỷ đồng; cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài 1,3 tỷ đồng và cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 29,6 tỷ đồng, cho vay hộ mới thoát nghèo dư nợ 286 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,14% trên tổng dư nợ.

Không chỉ mở rộng về khối lượng và đối tượng phục vụ, chi nhánh NHCSXH tỉnh còn kiên trì đổi mới quy trình, thủ tục và phương thức cho vay được ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội, từ đó giúp đồng vốn

đến với người nghèo một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết giảm được chi phí giao dịch, đồng thời tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình tín dụng với các chương trình khác như: khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, các chương trình văn hóa xã hội, chuyển giao khoa học kỹ thuật... Đến ngày 31/3/2016, toàn tỉnh có trên 106 ngàn hộ vay vốn thông qua 3.157 Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận ủy thác từ các tổ chức chính trị xã hội với tổng dư nợ 2.270 tỷ đồng. Trong đó Hội Nông dân 826 tỷ đồng; Hội Phụ nữ 924 tỷ đồng; Hội Cựu chiến binh 337 tỷ đồng và Đoàn thanh niên 183 tỷ đồng. Qua kiểm tra, hầu hết các hộ được vay vốn đều sử dụng đúng mục đích đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ thông qua NHCSXH, trong những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần giúp cho trên 85 nghìn hộ thoát ngưỡng nghèo, trên 50 nghìn lao động có việc làm mới, hơn 426 nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn để học tập, xây dựng được trên 83 nghìn công trình nước sạch, trên 93 nghìn công trình vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn và trên 4 ngàn hộ gia đình nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.

Thực hiện Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011- 2020, mục tiêu từ nay đến năm 2020, chi nhánh Thái Bình phấn đấu bảo đảm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tới 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện; nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 8% đến 10%; tỷ lệ nợ quá hạn chiếm dưới 0,3% so với tổng dư nợ; thực hiện tốt công tác phối hợp, lồng ghép với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Trước mắt trong năm 2016, chi nhánh phấn đấu tổng nguồn vốn đạt 2.425 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,2% tổng dư nợ; góp phần giảm tỷ

lệ hộ nghèo 1%, bảo đảm có ít nhất trên 85% dân số được sử dụng nước sạch, giải quyết việc làm cho 30 nghìn lao động/năm.

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cần tập trung tăng cường chỉ đạo, thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động về mọi mặt, tham mưu thực hiện tốt Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Quyết định số 401/QĐ-TTg, Thông tri số 43-TT/TU, Kế hoạch số 25/KH-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện tốt nội dung Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, theo đó, gắn vai trò quản lý Nhà nước và trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Trong đó, đặc biệt chú trọng các giải pháp trọng tâm, chiến lược lâu dài về hoàn thiện mô hình quản lý liên kết giữa NHCSXH, các tổ chức chính trị xã hội, các Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bên cạnh đó, Chi nhánh tiếp tục bám sát các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các mô hình, dự án mang tính xã hội, làng nghề truyền thống, xây dựng nông thôn mới, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng cán bộ thông qua công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, kiến thức pháp luật và kỹ năng quản lý, điều hành. Ngoài ra, Chi nhánh coi trọng hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước để mọi người dân hiểu đúng, làm đúng các quy định về chính sách tín dụng ưu đãi để nguồn vốn của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao.[26]

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình

Đến nay, đã 13 năm Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) Quảng Bình đồng hành với người dân nghèo trên địa bàn. Các chương trình vay vốn dành cho bà con ngày càng được thể hiện rõ nét và cụ thể hơn.

Trải qua 13 năm hoạt động, NHCSXH Quảng Bình dần khẳng định được vai trò và nhiệm vụ của mình. Từ những khó khăn, NHCSXH tỉnh đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra trong mỗi năm. Nếu như năm 2003 dư nợ các chương trình tín dụng chỉ đạt 237.337 triệu đồng thì cuối tháng 11 năm 2015, tổng dư nợ NHCSXH tỉnh Quảng Bình lên đến gần 2.302 tỷ đồng và luôn đảm bảo chất lượng tín dụng.

Ông Trần Văn Tài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Trong 13 năm qua, ngân hàng đã thường xuyên bám sát chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, sâu sát với cơ sở, quyết liệt triển khai các văn bản chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam.

Mặt khác, giao chỉ tiêu, phân công trách nhiệm cụ thể đến các phòng giao dịch và từng cán bộ tín dụng; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, chỉ đạo các phòng giao dịch huyện phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn trong thực hiện công tác tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở các hộ vay trả nợ quá hạn, thu nợ, thu lãi đến hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp kiểm tra, giám sát, nhằm giảm những hạn chế, sai sót trong thực hiện các chương trình tín dụng.

Ngay từ đầu mỗi năm, NHCSXH các cấp đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội làm ủy thác cấp tỉnh, huyện, thành phố tổ chức tổng kết công tác cho vay ủy thác và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo. Duy trì có chất lượng công tác giao ban trực báo định kỳ, đặc biệt là việc giao ban thường xuyên giữa các tổ chức hội cấp xã với NHCSXH huyện theo lịch trực giao dịch của NHCSXH tại xã để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện ủy thác

cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh tại xã. Phối hợp chỉ đạo các tổ chức trong mạng lưới đẩy mạnh giải ngân cho vay các chương trình tín dụng và đôn đốc xử lý nợ quá hạn.

Từ năm 2003 đến nay, chi nhánh tỉnh và các phòng giao dịch huyện luôn đẩy mạnh phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội các cấp, thực hiện công tác tập huấn, kiện toàn chức năng, năng lực hoạt động của cán bộ tổ chức hội, tổ trưởng tổ vay vốn. Kết quả, 100% cán bộ tổ chức hội phụ trách tín dụng, tổ tiết kiệm và vay vốn đã được nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn. Công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện đúng quy định, kế hoạch...

Có thể thấy rõ sự nỗ lực cố gắng của hệ thống NHCSXH tỉnh nhà, khi năm 2003 toàn tỉnh chưa phát triển được thêm điểm giao dịch nào thì đến 2015 đã phát triển được 147 điểm giao dịch, đưa số tổ tiết kiệm và vay vốn từ 1.082 tổ lên đến 2.743 tổ. Hàng năm để hoạt động tín dụng đạt kết quả tốt, NHCSXH tỉnh đã thường xuyên kiểm tra, giám sát hàng trăm lượt ở cơ sở. Ngoài ra, thông qua công tác tập huấn và kiểm tra, kiểm soát, NHCSXH tỉnh đã không ngừng nâng cao năng lực quản lý vốn, chỉnh sửa, khắc phục kịp thời những sai sót, hạn chế trong thực hiện các chương trình vốn.

Từ đó, các tổ chức hội, đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ hơn với ngân hàng. Tại các buổi giao dịch, 100% tổ trưởng tham gia đầy đủ việc họp giao ban, giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình sử dụng vốn. Nhờ đó, những đổi mới về lãi suất cho vay, mức cho vay... được phổ biến rất kịp thời; việc đôn đốc, nhắc nhở các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm ngày càng hiệu quả. Đặc biệt, công tác tín dụng vốn ưu đãi được gắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)