Quản lý mạng lưới hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Quản lý mạng lưới hoạt động tín dụng

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc uỷ thác cho các tổ chức hội thực hiện 06 nội dung công việc, cụ thể là:

(i). Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn.

(ii). Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.

Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các điểm giao dịch của NHCSXH.

(iii). Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích,... để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

(iv). Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau:

- Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận.

- Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các Tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu).

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng tổ để xếp loại tổ theo tiêu chí, những tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.

(v). Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay (theo mẫu số 06/TD); kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV (theo mẫu 16/TD) và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

(vi). Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới... Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Bảng 3.4: Quy mô và cơ cấu tín dụng qua các tổ chức ủy thác chính trị tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016

ĐVT: Tổ

Tổ chức UT-CT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số 2.258 2.341 2.449

Hội nông dân 819 855 875

Hội phụ nữ 801 824 855

Hội cựu chiến binh 391 397 429

Đoàn thanh niên 247 265 290

Cơ cấu 100 100 100

Hội nông dân 36,27 36,52 35,73

Hội phụ nữ 35,47 35,2 34,91

Hội cựu chiến binh 17,32 16,96 17,52

Đoàn thanh niên 10,94 11,32 11,84

Qua các năm 2014-2016, có thể thấy số lượng các tổ chức chính trị được ủy thác hoạt động cho vay (gồm Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thành niên) của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc tăng hàng năm (bảng 3.4). Cụ thể, năm 2014 có 2.258 tổ, năm 2015 có 2.341 tổ và năm 2016 có 2.449 tổ. Trong đó, hoạt động cho vay từ Hội nông dân và Hội phụ nữ chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng trên gần 70%; trong khi đó Hội cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều, khoảng gần 30%. Đa phần các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc hộ làm nông nghiệp là chính; chị em phụ nữ tham gia vào Hội phụ nữ xóm, thôn rất đông cho nên 2 tổ chức này cho vay được số lượng nhiều nhất.

ĐVT:%

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tín dụng qua các tổ chức ủy thác chính trị tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức chính trị - xã hội có ý nghĩa rất lớn: Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH; Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức hội, đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng,

36.27 35.47 17.32 10.94 36.52 35.2 16.96 11.32 35.73 34.91 17.52 11.84 0 10 20 30 40

Hội nông dân Hội phụ nữ Hội cựu chiến binh Đoàn thanh niên

qua hoạt động tín dụng, các tổ chức hội có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt hội có nội dung phong phú hơn; Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức hội có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội; Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

Thông qua các tổ chức chính trị nhận ủy thác, Chi nhánh NHCSXH tỉnh phải cân nhắc công tác quản lý hoạt động sao cho có hiệu quả. Các tổ chức này có ưu điểm gần với các hộ hoặc đối tượng chính sách vay vốn, hiểu hoàn cảnh kinh tế, gia đình. Tuy nhiên, tổ trưởng các tổ chức này có tâm lý nể nang, hoặc gia đình đông anh em họ hàng nên công tác cho vay ồ ạt, hồ sơ được thẩm định dễ dàng nên cũng có khả năng xảy ra rủi ro nhất định như các hộ không muốn thoát nghèo, dựa vào mức lãi suất thấp để cho vay lại hưởng chênh lệch lãi suất, vay sử dụng không đúng mục đích,… Do vậy, Chi nhánh cần phân bổ và khống chế số lượng vốn vay và hộ vay ở một con số nhất định, hồ sơ thẩm định cần đưa nhiều tiêu chí bình xét hơn. Đối với các hộ nợ chưa trả được cần linh hoạt hình thức thu nợ, xem xét các điều kiện hoặc giãn nợ một cách hợp lý; có hình thức xử lý nợ quá hạn phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)