Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những hạn chế

- Việc xây dựng kế hoạch tín dụng chưa được xác định chính xác từ cấp thôn, cán bộ ngân hàng không nắm bắt được đối tượng cũng như nhu cầu vay vốn của họ hoặc không xác định được nợ đến hạn phải thu, nợ phân kỳ của các món vay dẫn đến tổng hợp kế hoạch tín dụng không sát với thực tế.

- Công tác tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương và Ban đại diện HĐQT có văn bản chỉ đạo UBND xã và các ngành trong việc triển khai thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước còn hạn chế, chưa tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ quá hạn khó đòi, bám sát cam kết trả nợ của người vay.

- Chưa có phối hợp với các tổ chức CT-XH cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chương trình kế hoạch kiểm tra giám sát còn chậm, thực hiện chưa theo kế hoạch đã xây dựng. Đặc biệt trong công tác chỉ đạo, đôn đốc các Hội, đoàn thể cấp xã thực hiện chỉ đạo các Tổ TK&VV trong công tác bình xét cho vay, đôn đốc thu nợ, thu tiền gửi tiết kiệm, đặc biệt công tác thu lãi tồn đọng và kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay...

- Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ Hội và Ban quản lý tổ TK&VV chất lượng chưa cao, một số Ban quản lý tổ chưa nắm vững nghiệp vụ quản lý vốn nên trong quá trình hoạt động gặp không ít khó khăn.

- Một số xã, phường, Chính quyền vẫn chưa thực sự vào cuộc, việc chỉ đạo các Hội, đoàn thể nhận ủy thác chưa tốt, thiếu kiên quyết trong việc chỉ đạo xử lý thu hồi nợ đối với người vay chây ỳ.

- Việc đánh giá các tổ mặc dù đã thực hiện hàng tháng/lần nhưng không thực hiện việc củng cố nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV.

- Một số hộ vay do hoàn cảnh khó khăn hoặc khả năng lập kế hoạch trả nợ hạn chế nên chưa có khả năng tích lũy tiền để trả nợ gốc đúng hạn, một số hộ vay vẫn còn hiện tượng chây ỳ không trả nợ.

- Việc tuyên truyền, vận động, giải thích để người vay hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc tiết kiệm và gửi tiền tiết kiệm hàng tháng để tích lũy, bảo đảm cho khoản vay và tránh được áp lực trả nợ lớn khi đến hạn trả nợ cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)