Nâng cao năng lực quản trị của cán bộ lãnh đạo và trình độ chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 104 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Nâng cao năng lực quản trị của cán bộ lãnh đạo và trình độ chuyên

môn của cán bộ nghiệp vụ tín dụng

- Đối với cán bộ NHCSXH ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi phải có chuyên môn về SXKD, để giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tư vấn cho khách hàng.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch để sẵn sàng bổ nhiệm thay thế khi có lãnh đạo nghỉ hưu; bổ nhiệm, luân chuyển để đào tạo và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo; đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ, nâng lương, trả lương đối với cán bộ theo đúng chỉ đạo của Tổng giám đốc; giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc đối với cán bộ; thường xuyên phát động các phong trào thi đua khen thưởng, khen thưởng đúng người đúng việc, khuyến khích cán bộ có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tạo động lực để người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm uỷ thác, cán bộ Tổ TK&VV có kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng, kiểm tra, giám sát, phát hiện, phòng ngừa rủi ro, tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về đạo đức nghề nghiệp.

- Tiêu chuẩn hóa viên chức chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở quy định của Nhà nước có tính đến đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện và môi trường hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có chế độ ưu tiên trong công tác tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số; đồng thời, có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút cán bộ đến làm việc tại các vùng khó khăn, đặc biệt là các huyện nghèo.

- Đào tạo ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn: Để Ban quản lý tổ TK&VV hoạt động tốt NHCSXH cùng các tổ chức Hội thường xuyên tập huấn cho Hội đoàn thể cấp dưới, Ban quản lý tổ về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ; thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng...; làm sao để thành viên Hội đoàn thể, Ban quản lý tổ nắm vững nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH như cán bộ ngân hàng. Đào tạo cán bộ Hội, Ban quản lý tổ TK&VV thành cán bộ NHCSXH “không chuyên” và thực sự

là cánh tay vươn dài của NHCSXH. Từ đó, hướng dẫn hộ vay làm các thủ tục liên quan đến vay vốn, trả nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)