3. Ý nghĩa của đề tài
2.2.2.1. Kinh nghiệm huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Huyện Mỹ Đức dành gần 5 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Đó là nội dung chính của Kế hoạch số 419/KH-UBND do UBND huyện Mỹ Đức ban hành nhằm triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn huyện năm 2017.
Theo đó, các DN trong nước, hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hơp tác xã tại các vùng sản xuất chuyên canh tập trung chưa được hưởng các chính sách thực hiện từ các chương trình, dự án, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, chưa có hệ thống làm giàu oxi trong nuôi trồng thủy sản được thụ hưởng chính sách trên. Cụ thể, ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp cho công tác phòng chống dịch bệnh đối với rau an toàn và nuôi trồng thủy sản, xây dựng hệ thống xử lý môi trường trong chăn nuôi.
Đối với hỗ trợ cây trồng: 70% chi phí trong năm đầu, 50% trong năm thứ 2 chi phí bảo vệ thực vật khi sử dụng các chế phẩm sinh học, có nguồn gốc sinh học để phòng chống dịch bệnh trong sản xuất rau an toàn. Đối với hỗ trợ thủy sản: 50% năm đầu và 30% năm thứ hai chi phí hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường ao nuôi.
Đối với vật nuôi: Hỗ trợ một lần khi xây dựng công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi(lợn, bò) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn môi trường theo quy định, mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000đồng/1 đầu gia súc; hỗ trợ một lần 50% kinh phí mua thiết bị làm giàu oxi vùng nước nuôi trồng thủy sản, tối đa không quá 15 triệu đồng/ha.
Trong năm 2017, huyện Mỹ Đức hỗ trợ đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn với tổng diện tích 47ha tại xã Lê Thanh; hỗ trợ hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường ao nuôi diện tích 100ha năm thứ nhất tại các xã: Hợp Thanh (20ha), Tuy Lai(30ha), An Tiến(20ha), An Phú(30ha); hỗ trợ diện tích 50ha năm thứ hai tại các xã Tuy Lai(30ha), Hợp Thanh(5ha), An Tiến(5ha), Hùng Tiến(5ha) và An Phú(5ha). Hỗ trợ hệ thống làm giào oxi trong nuôi trồng thủy sản tại các xã: Hợp Thanh(20ha), Tuy Lai(30ha), An Tiến(20ha), An Phú(30ha).
Liên quan đến chương trình phát triển chăn nuôi theo cùng, xã trọng điểm, quy mô lớn ngoài khu dân cư, huyện Mỹ Đức sẽ hỗ trợ 4.000 con( lợn, bò); xây dựng công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi(lợn,bò) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn môi trường theo quy định, mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000đồng/đầu gia súc. Tổng mức kinh phí huyện hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn năm 2017 đạt gần 5 tỷ đồng.
2.2.2.2.. Kinh nghiệm thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Trong những năm qua, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thử thách, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Chí Linh đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, năng động, sáng tạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 26 đề ra. Kinh tế thành phố liên tục có sự tăng trưởng; cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh, đến nay toàn thành phố có 08 làng nghề và có 230 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đã giải quyết việc làm cho gần 6000 lao động. Văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ, phát huy vai trò nền tảng tinh thần xã hội, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, thế trận quốc phòng- quân sự địa phương được củng cố và tăng cường, tệ nạn xã hội và tội phạm ngày càng giảm, tình hình an ninh nông thôn ổn định.
Xác định phát triển kinh tế là trọng tâm thành phố Chí Linh đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với quy vùng sản xuất tập trung. Trong 5 năm qua, cùng với kinh phí hỗ trợ của tỉnh, thành phố đã trích ngân sách đầu tư trên 7 tỷ đồng hỗ trợ quy vùng, xây dựng các mô hình sản
xuất có giá trị kinh tế cao. Chí Linh đã quy vùng sản xuất trên 1.200 ha sản xuất lúa lai, lúa chất lượng và trên 1.500 ha rau màu có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất và giá trị sản xuất. Đến năm 2018, giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của thành phố đạt 160 triệu đồng( vượt 50 triệu đồng so với mục tiêu đại hội). Phát huy lợi thế có sông Thái Bình và sông Kinh Thầy bao quanh, thành phố đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi thủy sản, mang lại hiệu quả quả kinh tế cao. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, toàn thành phố có 55 hộ đạt tiêu chí kinh tế trang trại. Đặt biệt, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh. Những lớp học nghề, những lớp dạy nuôi thủy sản, kỹ thuật trồng rau...đã được triển khai tại nhiều địa phương trong thành phố. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề của thành phố tăng từ 41%(năm 2015) lên 45%(năm 2018).
Từ năm 2016 đến nay, thành phố Chí Linh đã đầu tư gần 800 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng. Lắp đặt hệ thống cung cấp nước máy tại 100% số xã, thị trấn; bê tông hóa 165,9 km đường giao thông nông thôn...
Hoạt động dịch vụ tại thành phố phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác thu, chi ngân sách được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thu được kết quả tích cực. Bình quân hàng năm thu ngân sách thành phố tăng 51,9%, ngân sách xã tăng 75,2% so với kế hoạch tỉnh giao, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), việc dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng được triển khai thực hiện có hiệu quả với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân. Cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi được quan tâm đầu tư, đồng ruộng được chỉnh trang, tạo sự thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Do làm tốt công tác dân vận, phát huy dân chủ, toàn thành phố đã huy động được trên 310 tỷ đồng cho xây dựng NTM. Nhân dân đã đóng góp trên 1.100 ngày công, hiến hơn 27.000m2 đất để mở rộng đường giao thông nông thôn. Số tiêu chí NTM trung bình của các xã tăng từ 8,16 tiêu chí (năm 2016) lên 13,06 tiêu chí (năm 2018)