Rút ra bài học kinh nghiệm cho Thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 29 - 30)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Thành phố Thái Nguyên

Một là, phải nhất quán trong việc thực hiện chiến lược phát triển nền nông nghiệp mạnh có năng suất, chất lượng cao và bền vững dựa trên lợi thế so sánh của mỗi nước. Đồng thời, phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng từ đó hoạch định chiến lược đầu tư một cách khoa học, phù hợp với từng giai đoạn và tình hình cụ thể của bản thân ngành nông nghiệp. Trên thực tế, quá trình CNH-HĐH của các quốc gia phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, vai trò, vị trí của từng ngành kinh tế lại có sự thay đổi. Tuy nhiên, đối với những nước nông nghiệp có dân số và lao động tập trung ở khu vực nông nghiệp, nông thôn càng phải đặc biệt thận trọng, khôn khéo để từ đó điều chỉnh chiến lược đầu tư phát triển cho phù hợp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Bài học về sự bất ổn kinh tế- chính trị xã hội của Đài Loan nếm trải trong những thập kỷ qua là một bài học đắt giá cho tất cả các nước đang tiến hành CNH-HĐH dựa vào phát triển nông nghiệp trong đó có Việt Nam. Bởi vì, trên thực tế, nhiều nước như Mỹ, Pháp có nền công nghiệp – dịch vụ phát triển bậc nhất trên thế giới nhưng vẫn không xem nhẹ vai trò của nông nghiệp.

Hai là, cần huy động tổng lực các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hầu hết các nước không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư thông qua tích lũy của nội bộ nền kinh tế. Muốn đẩy mạnh CNH-HĐH nói chung và CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn nói riêng cần phải huy động tất cả các nguồn lực vốn trong nước, cũng như thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài.

Ba là, nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô. Do đặc thù của ngành nông nghiệp là bỏ vốn vào sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mức độ rủi ro cao, khả năng sinh lời của đồng vốn thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư. Vì vậy, chính sách vĩ mô, chính sách vi mô của nhà nước phải đóng vai trò điều tiết, nâng đỡ, kích thích và thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp.

Bốn là, phải xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống trung gian tài chính. Hệ thống trung gian tài chính bao gồm nhiều tổ chức, song đối với nông nghiệp, các NHNN&PTNT, NHCSXH,... là chủ công trong việc huy động vốn đầu tư cho phát triển

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)