Tình hình chi ngân sách cho đầu tư phát triển nông nghiệp tại thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 49 - 52)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.2.2. Tình hình chi ngân sách cho đầu tư phát triển nông nghiệp tại thành phố

phố Thái Nguyên

Mục tiêu của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua là xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc về phát triển công nghiệp, dịch vụ. Do vậy nguồn chi cho phát triển nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp.

Bảng 4.6: Chi đầu tư cho phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Chi đầu tư (Tỷ đồng) cấu (%) Chi đầu tư (Tỷ đồng) cấu (%) Chi đầu tư (Tỷ đồng) cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQC

Chi đầu tư nông nghiệp (Tỷ đồng) 10.838.818 100,00 11.183.907 100,00 13.558.237 100,00 103,18 121,23 111,84 - Ngân sách thành phố 9.137.876 84,31 9.279.981 82,98 11.473.460 84,62 101,56 123,64 112,05 - Ngân sách Phường (Xã) 1.700.942 15,69 1.903.926 17,02 2.084.777 15,38 111,93 109,50 110,71

(Nguồn: Phòng Tài chính- kế hoạch thành phố Thái Nguyên)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy quy mô chi đầu tư nông nghiệp thành phố tăng qua các năm 2016-2018. Năm 2016 là 332.795.401 tỷ đồng, năm 2017 là 657.370.957 tỷ đồng tăng 324.575.556 tỷ đồng tương ứng 97,53%, năm 2018 là 890.893.443 tỷ đồng 558.098.042 tỷ đồng tương ứng 63,62% so với năm 2016.

Trong đó, chi đầu tư nông nghiệp năm 2016 là10.838.818 tỷ đồng, năm 2017 là 11.183.907 tỷ đồng tăng 345.089 tỷ đồng tương ứng 3,18%, năm 2018 là 13.558.237 tỷ đồng tăng 2.719.419 tỷ đồng tương ứng 11,84% so với năm 2016. Cụ thể chi cho ngân sách thành phố năm 2016 là 9.137.876 tỷ đồng, năm 2017 là 9.279.981 tỷ đồng tăng 142.105 tỷ đồng tương ứng 1,56%, năm 2018 là 11.473.460 tỷ đồng tăng 2.335.584 tỷ đồng tương ứng 12,05% so với năm 2016. Nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển nông nghiệp được huy động chủ yếu từ Ngân sách thành phố và phường (xã), tuy nhiên cơ cấu Ngân sách thành phố chiếm tỷ lệ cao hơn ngân sách phường (xã). Năm 2016, ngân sách phường (xã) là 1.700.942 tỷ đồng, năm 2017 là 1.903.926 tỷ đồng tăng

202.984 tỷ đồng tương ứng 11,93%, năm 2018 là 2.084.777 tỷ đồng tăng 383.835 tỷ đồng tương ứng 10,71% so với năm 2016.

Cơ cấu chi cho phát triển nông nghiệp chủ yếu được lấy từ ngân sách thành phố, qua đó thấy được sự quan tâm của thành phố đến các chương trình phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên tỷ trọng chi đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn thấp do khả năng chuyển đổi đầu tư từ nông nghiệp sang nền công nghiệp và dịch vụ thương mại của thành phố.

Như vậy, đầu tư cho nông nghiệp trên toàn thành phố vẫn tăng về số lượng tuyệt đối cả về số lượng và tỷ trọng... Nguyên nhân thành phố Thái Nguyên vẫn tập trung vào công nghiệp dịch vụ và thương mại, nhưng vẫn được Đảng và nước nước chú trọng vào nền nông nghiệp nên quan tâm đầu tư cho nông nghiệp trên lĩnh vực nội ngành nông nghiệp. Chi tiết xem tại bảng 4.7 sau đây:

Bảng 4.7: Tổng chi đầu tư cho phát triển Ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Nội dung 2016 2017 2018 So sánh (%) Chi đầu tư (tỷ đồng) cấu (%) Chi đầu tư (tỷ đồng) cấu (%) Chi đầu tư (tỷ đồng) cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQC Dự toán chi phát triển sự nghiệp nông thôn 10.838.818 100,00 11.183.907 100,00 13.558.237 100,00 103,18 121,23 111,84 1. Chi hỗ trợ sản xuất 7.700.000 71,04 7.680.200 68,67 8.092.900 59,69 99,74 105,37 102,52 - Trồng trọt 4.569.000 59,34 4.209.800 54,81 4.510.600 55,74 92,14 107,15 99,36 - Chăn nuôi 1.327.900 17,25 1.750.000 22,79 1.023.500 12,65 131,79 58,49 87,79 - Lâm Nghiệp 513.100 6,66 420.400 5,47 439.800 5,43 81,93 104,61 92,58 - Thủy sản 1.290.000 16,75 1.300.000 16,93 2.119.000 26,18 100,78 163,00 128,17 2. Chi xây dựng thủy lợi 2.067.000 19,07 2.290.300 20,48 2.670.000 19,69 110,80 116,58 113,65 3.Chi xây dựng

Nông thôn mới 1.071.818 9,89 1.213.407 10,85 2.795.337 20,62 113,21 230,37 161,49

(Nguồn: Phòng Tài chính- kế hoạch thành phố Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu 4.7 có thể thấy công tác chi đầu tư cho phát triển nội bộ ngành nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên đều tăng hàng năm. Chi đầu tư nông nghiệp năm 2016 là 10.838.818 tỷ đồng, năm 2017 là 11.183.907 tỷ đồng tăng 345.089 tỷ đồng tương ứng 3,18%, năm 2018 là 13.558.237 tỷ

đồng tăng 2.719.419 tỷ đồng tương ứng 11,84% so với năm 2016. Như vậy tổng mức chi tăng đó là tín hiệu quan trọng cho thấy nội bộ ngành rất cần vốn cho phát triển ngành nông nghiệp nói chung của thành phố. Cụ thể:

Về chi hỗ trợ sản xuất có sự tăng nhẹ qua các năm, năm 2016 là 7.700.000 tỷ đồng, năm 2017 là 7.680.200 tỷ đồng tương ứng tăng 3,18%, năm 2018 là 8.092.900 tỷ đồng tăng 11,84% so với năm 2016. Trong đó về trồng trọt năm 2016 là 4.569.000 tỷ đồng, năm 2017 là 7.680.200 tỷ đồng giảm 359.200 tỷ đồng tương ứng 7,86%, năm 2018 là 4.510.600 tỷ đồng giảm 58.400 tỷ đồng tương ứng 0,64% so với năm 2016. Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những cây có năng suất, chất lượng thấp sang những cây có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường; xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chè thâm canh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm quy mô.

Về chăn nuôi lại có sự bấp bênh năm 2016 là 1.327.900 tỷ đồng, năm 2017 là 1.750.000 tỷ đồng tăng 422.100 tỷ đồng tương ứng 31,79%, năm 2018 là 1.023.500 tỷ đồng giảm 304.400 tỷ đồng tương ứng 12,21%. Do năm 2016 là một năm tiêu thụ về các sản phẩm về chăn nuôi khá là nhiều không đủ cấp cho lượng cung. Đến năm 2017 dự đoán của cán bộ tham mưu đầu tư nhiều hơn vào chăn nuôi nhưng thời điểm đó dịch bệnh hoành hành cũng như sự đóng cửa khẩu của Trung Quốc khiến sản phẩm thịt lợn của mình bị trì trệ, làm cho các hộ dân đầu tư lớn hơn đã khiến họ kiệt quệ, lợn thì không bán được mà nuôi thì mỗi ngày tiền cám, thuốc,... lại cao khiến những người dân túng quẫn lại càng khó khăn hơn. Rút kinh nghiệm của năm 2017 đến năm 2018 cán bộ dự chi đầu tư thấp hơn so với năm 2017 về chăn nuôi vừa hỗ trợ người dân vực dậy để làm kinh tế và vừa lấy lại thị trường đã mất.

Dự toán chi hỗ trợ sản xuất về lâm nghiệp năm 2016 là 513.100 tỷ đồng, năm 2017 là 420.400 tỷ đồng giảm 92.700 tỷ đồng tương ứng 18,07%, năm 2018 là 439.800 tỷ đồng giảm 73.300 tỷ đồng tương ứng 7,42% so với năm 2016. Tại Thành phố diện tích về lâm nghiệp ngày càng giảm, thay vào diện tích đất lâm nghiệp là các cụm công nghiệp hay nhà xưởng của các doanh nghiệp, hoặc hình thành xây dựng các khu trang trại, khu nghỉ dưỡng,... Do vậy, dự toán chi hỗ trợ sản xuất về lâm nghiệp trong 3 năm qua có dấu hiệu giảm và tương lai cũng giảm dần qua các năm.

Về Thủy sản có sự chuyển biến qua ba năm, năm 2016 là 1.290.000 tỷ đồng, năm 2017 là 1.300.000 tỷ đồng tăng 10.000 tỷ đồng tương ứng 0,78%, năm 2018 là 2.119.000 tỷ đồng tăng 829.000 tỷ đồng tương ứng 28,17%. Sự dự toán sai sót của năm 2017 khiến cho các nhà nông nghiệp cùng chung tay dành dự toán nhiều hơn về thủy sản nó cũng không phải một ngành mới mẻ nhưng tại thời điểm năm 2018 khiến cho các nhà nông nghiệp có niềm tin hơn để gây dựng lại nền kinh tế, sẽ là một ngành quan trọng sau trồng trọt và chăn nuôi.

Dự toán chi về xây dựng thủy lợi tăng qua ba năm năm 2016 là 2.067.000 tỷ đồng, năm 2017 là 2.290.300 tỷ đồng giảm 223.300 tỷ đồng tương ứng 10,80%, năm 2018 là 2.670.000 tỷ đồng tăng 603.000 tỷ đồng tương ứng 13,65% so với năm 2016. Căn cứ vào kế hoạch gieo cấy, xây dựng lịch cấp nước, điều tiết nước hợp lý phục vụ sản xuất, đồng thời tận dụng các nguồn nước, khắc phục điều kiện gieo cấy theo kế hoạch. Đã tiến hành tu sửa công trình thủy lợi phục vụ sản xuất bằng các nguồn vốn hỗ trợ và bảo vệ phát triển đất trồng lúa, cấp bù và giảm thủy lợi phí.

Về xây dựng nông thôn mới cũng có sự thay đổi rõ rệt trong ba năm hoàn thiện nhiều hơn về các cơ sở như kênh mương, đường giao thông , thủy lợi,... cụ thể năm 2016 là 1.071.818 tỷ đồng, năm 2017 là 1.213.407 tỷ đồng tăng 141.589 tỷ đồng tương ứng 13,21%, năm 2018 là 2.795.337 tỷ đồng tăng 1.723519 tỷ đồng tương ứng 61,49% so với năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)