Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 34 - 39)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1: Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh miền núi Thái Nguyên: - Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương;

- Phía Nam giáp thành phố Sông Công và Thị xã Phổ Yên; - Phía Đông giáp huyện Phú Bình;

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ.

Diện tích tự nhiên của thành phố Thái Nguyên 18.615 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. Toàn thành phố có 19 phường, 8 xã.

Vị trí địa lý tạo cho thành phố có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:

Thành phố Thái Nguyên - Trung tâm đô thị, công nghiệp và dịch vụ của vùng Trung du miền núi Bắc bộ, là vùng đặc sản chè nên Thành phố có điều kiện thuận lợi để:

(1) Thu hút đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp; (2) Nâng cao chất lượng lao động. Thành phố có hệ thống giáo dục đại học đứng thứ ba so với cả nước (Chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), đứng thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội). Với 9 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

Thành phố có lợi thế về giao thông trung tâm, có đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, có Quốc lộ 3 và đường sắt đi qua, cách sân bay Nội Bài khoảng 45 km và hệ thống tuyến đường tỉnh lộ, liên huyện, liên xã nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; thuận lợi trong giao thương với các vùng kinh tế năng động.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thành phố có tổng diện tích đất tự nhiên 18.615 ha, có 19 phường, 8 xã. Thành phố Thái Nguyên địa hình miền núi và trung du, địa hình phức tạp, không đồng nhất, có độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Thành phố có nhiều đồi núi thấp được bao quanh bởi dòng Sông Công, Sông Cầu và Hồ Núi Cốc, có những cánh đồng xen lẫn với những đồi thấp do mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh, nên đã tạo ra nhiều cánh đồng trồng lúa nước cùng với các vùng đồi thấp phù hợp với chè. Phía Nam có phần đất đai tương đối bằng phẳng.

Căn cứ vào địa hình thành phố Thái Nguyên được phân chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt:

- Vùng Bắc: gồm các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn, phường Trưng Vương, Túc Duyên, Gia Sàng, Cam Giá. Vùng này chủ yếu là đất phù xa bồi đắp bởi dòng Sông Cầu, tương đối bằng phẳng, với thế mạnh về đất trồng lúa, trồng rau, trồng hoa và các làng trồng Đào chiếm diện tích chủ yếu. Về y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội tương đối phát triển, có 2 xã còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí, đời sống còn chênh lệch. Cây lúa và cây rau được trồng tập trung ở các xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm.

- Vùng giữa: gồm các xã Phúc Hà, xã Tích Lương và các phường Quang Vinh, Quán Triều, Quang Trung, Đồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Thịnh Đán, Tân Thịnh,Tân Lập, Phú Xá, Trung Thành, Tân Thành. Vùng này có 2 xã Phúc Hà và Tích Lương vừa có địa hình phù hợp với sản xuất nông nghiệp như trồng lúa và rau màu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ cùng với các vùng khoáng sản có trữ lượng vừa và trung bình. Các phường còn lại là trung tâm y tế, giáo dục, thương mại, nguồn lao động của Thành phố, người dân có cuộc sống khá ổn định, sản xuất hàng hóa đã phát triển, thương mại, dịch vụ phát triển, trình độ dân trí khá hơn so với các vùng khác.

- Vùng Nam: gồm các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thinh Đức, Tân Cương, Quyết Thắng. Vùng này chủ yếu là đồi núi, có độ dốc không cao, đất đai cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng lúa, đặc biệt có khả năng phát triển chuyên sâu về cây chè mang lại giá trị kinh tế và chất lượng tốt do chất đất phù hợp, kết hợp hệ thống sông ngòi, kênh tưới tiêu của dòng Sông Công và Hồ Núi Cốc; y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội ở mức trung bình, tuy nhiên cuộc sống người dân còn khó khăn, mức sống có sự chênh lệch nhất định,

hạ tầng chưa đồng bộ. Vùng này phù hợp với cây chè, có sản lượng tốt và chất lượng cao tập trung ở xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Quyết Thắng.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu- thời tiết

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3 mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10). Trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn.

Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh.

Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

4.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích là 22.293ha. Trong đó: đất nông nghiệp năm 2017 là 9.71 ha (chiếm 48,87% tổng diện tích); đất Lâm nghiệp 2.969 ha (chiếm 13,32% tổng diện tích), nhóm đất chuyên dùng 4.286 ha(chiếm 19,23% tổng diện tích), nhóm đất ở 2.029 ha(chiếm 9,10% tổng diện tích). Sản xuất nông nghiệp của thành phố chưa trở thành hàng hóa, diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung , cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, chưa có khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ những tồn tại trên đã làm cho sản xuất nông nghiệp của thành phố chưa có đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, sức cạnh tranh chưa cao, hiệu quả còn thấp.

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Diện tích

(Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích

(Ha) Cơ cấu (%) 2017/2016 2018/2017 BQC TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 1. Đất sản xuất nông nghiệp 12.426,32 37,32 12.128,05 36,43 12.086,85 36,30 97,60 99,66 98,62 Đất trồng cây hàng năm 5.787,02 46,57 5.770,00 47,58 5.676,54 46,96 99,71 98,38 99,04 Đất trồng lúa 4.077,01 70,45 4.289,00 74,33 4.007,85 70,60 105,20 93,44 99,15 Đất trồng cây hàng năm 1.710,01 29,55 1.481,00 25,67 1.668,69 29,40 86,61 112,67 98,78

Đất trồng cây lâu năm 6.639,30 53,43 6.358,05 52,42 6.410,31 53,04 95,76 100,82 98,26

2. Đât Lâm nghiệp

(Diện tích đất có rừng) 407,63 1,22 385,33 1,16 358,91 1,08 94,53 93,14 93,83 Rừng tự nhiên (rừng phòng hộ) 81,01 19,87 70,63 18,33 67,67 18,85 87,19 95,81 91,40 Rừng trồng (sản xuất) 326,62 80,13 314,70 81,67 291,24 81,15 96,35 92,55 94,43 3. Đất nuôi trồng thủy sản 586,04 1,76 610,00 1,83 620,72 1,86 104,09 101,76 102,92 4. Đất ở 16.300,05 48,96 16.617,54 49,91 16.754,22 50,32 101,95 100,82 101,38 Đất ở nông thôn 9.378,72 57,54 9.576,34 57,63 9.497,88 56,69 102,11 99,18 100,63 Đất thành thị 6.921,33 42,46 7.041,20 42,37 7.256,34 43,31 101,73 103,06 102,39 5. Đất chuyên dùng 3.569,31 10,72 3.550,06 10,66 3.470,45 10,42 99,46 97,76 98,61 6. Đất chưa sử dụng 3,65 0,01 2,02 0,01 1,85 0,01 55,42 91,45 71,19

Qua bảng 4.1 thấy được tình hình sử dụng giai đoạn 2016-2018 của thành phố Thái Nguyên. Xu hướng ba năm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng và đất nuôi trồng thủy sản giảm đáng kể di chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng. Cụ thể

Đất sản xuất nông nghiệp năm 2016 là 12.426,32 ha, năm 2017 là 12.128,05 ha giảm 298,27 ha tương ứng 2,4%, năm 2018 là 12.006,85 ha so với năm 2016 giảm 121,20 ha tương ứng 1,7%. Trong đó đất trồng cây hàng năm giảm năm 2016 đạt 5.787,02 ha, năm 2017 đạt 5.770,00 ha giảm 17,02 ha tương ứng 0,29%, năm 2018 đạt 5.676,54 ha giảm 110,48 ha tương ứng 0,96% so với năm 2016. Diện tích đất trồng cây hàng năm và lâu năm giảm là do bắt đầu năm 2017 các dự án về khu dân cư như khu dân cư số 4 phường Túc Duyên, khu phố Châu Âu bên bờ sông Cầu,...

Đất lâm nghiệp có xu hướng giảm năm 2016 là 407,63 ha, năm 2017 là 385,33ha giảm 22,30ha tương ứng 5,47%, năm 2018 đạt 358,91ha giảm 48,72 ha tương ứng 6,17% so với năm 2016; đất lâm nghiệp được các dự án chủ đầu tư vào xây dựng các mô hình kinh doanh như xây dựng khu nghỉ dưỡng, trang trại,... Như ta biết, thành phố ngày một đông đúc dân cư, Chính lượng dân số tăng nhanh và chủ yếu từ nơi khác tới nên ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi sử dụng đất.

Đất nuôi trồng thủy sản có sự thay đổi năm 2016 là 586,04 ha, năm 2017 là 610,00 ha tăng 23,96ha tương ứng 4,09%, năm 2018 là 620,72 ha tăng 34,68 ha tăng 2,92%. Chủ trương của thành phố muốn hướng tới không chỉ về trồng trọt và chăn nuôi mà còn muốn đánh vào thủy sản để đa dạng hóa sản phẩm nông sản của thành phố, tăng và đem lại sự phát triển về kinh tế.

Đất ở thành thị có sự tăng dần năm 2016 là 6.921,33 ha, năm 2017 là 7.041,20 ha tăng 119,87 ha tương ứng 1,73%, năm 2018 là 7.256,34 ha tăng 335,01 ha tương ứng 2,39%. Nguyên nhân chính khiến dân số thành thị tăng nhanh được nhìn nhận là do sự mở rộng của thị trường lao động đã tác động tới lượng dân di cư. Vậy nên sự dịch chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp, và khai thác đất chưa sử dụng sang đất ở.

Đất chuyên dùng có xu hướng tăng năm 2016 là 3.569,31 ha, năm 2017 là 3.550,06 ha giảm 19,25 ha tương ứng 0,54%, năm 2018 là 3.470,45ha giảm 98,86 ha tương ứng 1,39%. Đất chuyên dùng được sử dụng là đất được xác định dùng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất khu dân cư như: Đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá – xã hội, dịch vụ; Đất dùng cho nhu cầu an ninh, quốc phòng; Đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; Đất nghĩa trang; Đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp.

Đất chưa sử dụng có xu hướng giảm năm 2016 là 3,65ha, năm 2017 là 2,02 ha giảm 1,63 ha chiếm 44,58%, năm 2018 là 1,85ha so với năm 2016 giảm tương ứng 1,8 ha chiếm 28,81%. Đất chưa sử dụng phân chia theo đất ở đất chuyên dùng để lấy làm đường giao thông hay như dự án cầu Bến Tượng.

Như vậy, diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng và đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở, đất chuyên dùng, Đây là một xu hướng tốt, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế hơn nữa tạo được hiệu quả kinh tế cao, tạo sự chuyển dịch phát triển nền kinh tế của thành phố Thái Nguyên nâng cao vị thế của Tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)