Điều kiện kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 39 - 44)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.1.2. Điều kiện kinh tế Xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Thái Nguyên là thành phố trung tâm của tỉnh cũng là thành phố phát triển trong vùng Miền núi phía Bắc. Do vậy, để phát triển một nền kinh tế toàn diện dựa trên những tiềm lực cũng như những lợi thế vốn có, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa bàn thành phố cũng có sự phát triển mạnh mẽ qua các năm, vượt qua được những khó khăn của kinh tế toàn cầu mang lại một nền kinh tế phát triển hiệu quả. Điều này được thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2: Tình hình giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc phát triển (%) Tổng GTSX (tỷ đồng) cấu (%) Tổng GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX (tỷ đồng) cấu (%) 2017 /2016 2018/ 2017 Bình quân chung Tổng GTSX 5.542,40 100,00 5.751,60 100,00 5.842,10 100 103,77 101,57 102,67 Nông lâm thủy sản 1.262,45 22,78 1.153,87 20,06 1.145,67 19,61 91,40 99,29 95,26 Công nghiệp - Xây dựng 2.427,95 43,81 2.548,33 44,31 2.530,23 43,31 104,96 99,29 102,08 Thương mại, dịch vụ 1.852,00 33,42 2.049,40 35,63 2.166,20 37,08 110,66 105,70 108,15

(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Nguyên)

Về giá trị sản xuất, tăng lên hàng năm, năm 2016 tổng GTSX đạt 5.542,40 tỷ đồng, năm 2017 đạt 5.751,60 tỷ đồng tăng thêm 209,20 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,77%; năm 2018 đạt 5.842,10 tỷ đồng tăng thêm 299,70 tỷ đồng tăng tương ứng 2,67% so với năm 2016. Trong đó, GTSX công nghiệp - xây dựng đạt giá trị lớn nhất so với ngành nông lâm thủy sản và thương mại - dịch vụ, điều này khẳng định thành phố Thái nguyên là thành phố công nghiệp.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt và đúng hướng, tăng dần công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm nông lâm thủy sản. Chi ngân sách nông nghiệp ngày càng tăng nhưng lại không đem lại hiểu quả tích cực cho người nông dân. Vì theo chương trình 4.0, các hộ nông dân hầu như theo hướng đi làm công nhân. Một số các hợp tác xã, trang trại làm tăng nông nghiệp. Vì vậy số hộ về nông nghiệp giảm xuống. Cụ thể: Về nông lâm thủy sản năm 2016 đạt 1.262,45 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.153,87 tỷ đồng, giảm 108,58 tỷ đồng tương ứng 8,6%; năm 2018 đạt 1.145,67 tỷ đồng giảm 116,78 tỷ đồng tương ứng 4,74% so với năm 2016; Về công nghiệp- xây dựng năm 2016 đạt 2.427,95 tỷ đồng, năm 2017 đạt 2.548,33 tỷ đồng, tăng 120,38 tỷ

đồng tương ứng 4,96%, năm 2018 đạt 2.530,23 tỷ đồng, tăng 120,28 tỷ đồng tương ứng 2,08% so với năm 2016; Về thương mại, dịch vụ năm 2016 đạt 1.852,00 tỷ đồng, năm 2017 đạt 2.049,40 tỷ đồng, tăng 197,40 tỷ đồng tương ứng 0,66%, năm 2018 đạt 2.166,20 tỷ đồng tăng 314,20 tỷ đồng tương ứng 8,15%.

Sự thay đổi tỷ trọng này cho thấy nền kinh tế thành phố Thái Nguyên đã thay đổi theo chiều hướng tốt, thực hiện đúng theo định hướng CNH- HĐH của tỉnh đề ra.

4.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Bảng 4.3: Dân số và lao động của thành phố Thái Nguyên

giai đoạn 2016-2018 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) SL CC SL CC SL CC 2017/ 2016 2018/ 2017 BQC 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 5.810 100,00 6.052 100,00 6.393 100,00 104,17 105,63 104,90 2. Tổng số hộ Hộ 1.453 100,00 1.503 100,00 1.553 100,00 103,44 103,33 103,38 -Hộ NN Hộ 755 51,96 747 49,70 785 50,55 98,94 105,09 101,97 -Hộ phi NN Hộ 698 48,04 756 50,30 768 49,45 108,31 101,59 104,89 3. Tổng số lao động LĐ 3.200 100 3.562 100 3.376 100 111,31 94,78 102,71 - LĐ NN LĐ 2.579 80,59 1.894 53,17 2.011 59,57 73,44 106,18 88,30 - LĐ phi NN LĐ 621 19,41 1.668 46,83 1.365 40,43 268,60 81,83 148,26 4.BQ nhân khẩu/Hộ Khẩu/hộ 4,00 - 4,03 - 4,12 - 100,70 102,23 101,46 5. BQLĐ/Hộ LĐ/hộ 2,20 - 2,37 - 2,17 - 107,61 91,73 99,35

(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình dân số và lao động của thành phố có sự thay đổi qua các năm.

Về nhân khẩu tổng số nhân khẩu năm 2016 là 5.810 khẩu, năm 2017 là 6.052 khẩu tăng 242 khẩu tương ứng 4,17%, năm 2018 là 6.393 khẩu tăng 341 khẩu tương ứng 4,9% so với năm 2016. Điều đó, chứng tỏ thành phố Thái Nguyên là một thành phố có số dân tương đối cao, tăng lên hàng năm, lý giải là năm 2017-2018 thành phố xác nhập thêm xã Sơn Cẩm (huyện Phú Lương), thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn, xã Huống Thượng(huyện Đồng Hỷ) và xã Đồng Liên (huyện Phú Bình).

So với năm 2016 số hộ nông nghiệp tăng 30 hộ vào năm 2018 tương ứng tăng 1,97%. Số hộ phi nông nghiệp năm 2016 là 698 hộ, năm 2018 là 768 hộ tăng 70 hộ tương ứng 4,89% sự gia tăng của hộ phi nông nghiệp phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa khá rõ nét, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động theo hướng tích cực.

Về lao động, tổng số lao động của thành phố năm 2018 so với năm 2016 tăng 176 lao động tương ứng 2,71%. Cụ thể lao động nông nghiệp giảm năm 2016 là 2.579 lao động, năm 2018 là 2.011 lao động giảm 568 lao động tương ứng 11,7%; Lao động phi nông nghiệp tăng năm 2016 là 621 lao động, năm 2018 là 1365 tăng 744 lao động tương ứng 48,26%. Nguyên nhân có sự biến động về cơ cấu lao động này là do sự thay đổi về chuyển dịch cơ cấu việc làm.

Xét về chỉ tiêu bình quân nhân khẩu trên hộ: Ta thấy số nhân khẩu trên 1 hộ năm 2018 là 4,03 khẩu so với năm 2016 là 4,12 khẩu tăng 0,12 khẩu tương ứng 1,46%. Điều này cho thấy số hộ của thành phố tăng lên do phải tách hộ, số nhân khẩu cũng tăng lên.

Như vậy, cơ cấu ngành nghề của thành phố đã và đang có xu hướng chuyển dịch mạnh sang công nghiệp và dịch vụ thương mại. Đây là một xu hướng tốt, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, người dân không còn chỉ biết dựa vào nông nghiệp để kiếm kế sinh nhai. Sự phát triển kinh tế của thành phố, tỉnh đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, họ đã có nhiều nguồn thu khác ngoài nông nghiệp.

4.1.2.3. Tình hình giáo dục đào tạo và y tế của thành phố Thái Nguyên

Thái Nguyên được biết đến là một trong 3 trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất cả nước (sau Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh). Hệ thống giáo dục của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố, hệ thống giáo dục đa dạng về hình thức, phong phú về loại hình đào tạo từ bậc mầm non cho đến đại học và sau đại học. Tính đến năm 2017, trên địa bàn thành phố có 8 trường đại học, 14 trường cao đẳng, 5 trường dạy nghề và hàng trăm trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ cho lực lượng lao động trên địa bàn tình cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Hiện nay, thành phố Thái Nguyên có 55 cơ sở y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Với 24 bệnh viện, 11 phòng khám đa khoa khu vực. Số giường bệnh đạt 3.256 với lực lượng cánbộ ngành y đạt 2.375 người. Với hệ thống y tế của tỉnh đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và chăm sóc sức khỏe, sức khỏe ban đầu của người dân trên địa bàn thành phố và tỉnh Thái Nguyên.

4.1.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất- hạ tầng

a. Mạng lưới giao thông

Về đường bộ: Mạng lưới tỉnh lộ và quốc lộ đều được trải nhựa đảm bảo cho hoạt động giao thương giữa các thành phố với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố phân bố khá hợp lý, phần lớn các đường đều kết nối với trụ dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện, thị xã, các khu kinh tế, khu du lịch và liên thông với các tỉnh lân cận.

- Về đường sắt: Mạng lưới đường sắt kết nối thành phố Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện, đảm bảo phục vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách các tỉnh trong cả nước. Mạng lưới đường sắt gồm: tuyến Quán Triều- Hà Nội; tuyến Lưu Xá- Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội- Quán Triều, đây là tuyến đường sắt nội tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh và Quảng Ninh; tuyến Quán Triều- Núi Hồng phục vụ cho hoạt động vận chuyển khoáng sản và hàng hóa.

b. Mạng luới điện

Thành phố Thái Nguyên có hệ thống lưới điện 220, 110KV khá phát triển. Nguồn cung cấp điện cho thành phố hiện nay do điện lực Thái Nguyên quản lý là nguồn điện lưới quốc gia, lấy từ các tuyến Thái Nguyên – Bắc Giang; Thái Nguyên – Tuyên Quang, với hệ thống đường dây cao thế 110KV, 220KV thông qua đường hạ thế 35KV- 12KV- 6KV/380V/220V.

Hệ thống chiếu sáng của thành phố Thái Nguyên tương đối hoàn chỉnh, nguồn điện được cung cấp cho khoảng 146 trạm với tổng công suất 1.078W, chiếu sáng khoảng 153 tuyến đường với chiều dài 168 km

Nằm trong mạng lưới điện miền Bắc, thành phố Thái Nguyên có mạng lưới điện tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, trên địa

bàn còn có hệ thống nhà máy nhiệt điện cung cấp điện cho sản xuất- kinh doanh cho các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)