Hoàn thiện và thực hiện đầy đủ các chính sách về đầu tư vốn NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 70 - 71)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.6.1. Hoàn thiện và thực hiện đầy đủ các chính sách về đầu tư vốn NSNN

trong nông nghiệp

Từ việc đổi mới quan điểm, nhận thức về vai trò, vị trí của nông nghiệp từ phía các nhà quản lý, hệ thống chính sách về đầu tư vốn trong nông nghiệp cũng cần được hoàn thiện và thực hiện tốt hơn. Một trong những chính sách có ý nghĩa cơ bản quyết định là chính sách đầu tư vốn từ NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp cần được nghiên cứu và hoàn thiện theo yêu cầu CNH-HĐH.

Như ta đã biết, vốn NSNN có vai trò là nguồn vốn “mồi” trong việc phát triển ngành nông nghiệp. Quan điểm đầu tư cho nông nghiệp trước hết không chỉ giới hạn trong phạm vi xây dựng và phát triển hệ thống thủy lợi. Quan điểm hiện nay đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn đầu tư thâm canh theo chiều sâu để nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học; kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, đảm bảo nông sản sản xuất ra được trở thành hàng hóa tiêu thụ tốt trên thị trường. Việc đầu tư vốn từ NSNN cho phát triển nông nghiệp cần tập trung vào những nhiệm vụ thiết yếu. Cụ thể, không chỉ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp mà phải đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống đường giao thông, đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản trên phạm vi địa phương cũng như của địa phương với các địa phương khác. Phát triển, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch.

Trong việc phân bổ NSNN, cần tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố. Trong việc chi đầu tư NSNN phải thực hiện chi tiêu thường xuyên hợp lý, tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, kém hiệu quả gắn với cải cách bộ máy hành chính nhà nước; đổi mới nội dung chi tiêu thường xuyên để giảm bớt tỷ lệ chi tiêu thường xuyên mà vẫn đảm bảo chi tiêu có hiệu quả; phân bố hợp lý và chọn hướng ưu tiên đối với các khoản chi cho đầu tư; đổi mới cơ chế cấp phát chi, cơ chế phân bổ vốn đầu tư và tăng cường kiểm soát chi NSNN, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Trong việc thực hiện các chính sách đầu tư cho nông nghiệp từ NSNN, chính quyền thành phố cần đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa các phòng chức năng trong lĩnh vực quản lý nông nghiệp, tạo ra sự liên kết chặt chẽ trong việc thực hiện các chương trình phát triển cây trồng vật nuôi. Chính quyền thành phố cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải, đầu tư mang tính hình thức. Trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ, cần có sự tham khảo, lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía người dân để có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế; tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi thực hiện trong các dự án.

Thực hiện hình thức đầu tư nhằm thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, cho phép tư nhân được tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các dự án kết cấu hạ tầng do Nhà nước sở hữu và vận hành, đến các dự án kết cấu hạ tầng hoàn toàn thuộc về tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)