3. Ý nghĩa của đề tài
4.2.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong 3 năm qua vẫn duy trì mức tăng so với cùng kỳ trên hầu hết các ngành, lĩnh vực. Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển tốt; chỉ số giá tiêu dùng tăng hợp lý; mặt bằng lãi suất tín dụng thuận lợi cho sản xuất; các chính sách xã hội được quan tâm, thực hiện đầy đủ, công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân tiếp tục được bảo đảm… Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nhịp độ sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đang tăng chậm lại và thấp hơn so với mức tăng của bình quân chung cả nước do sản xuất của các dự án lớn đã đi vào ổn định; ngành chăn nuôi gặp khó khăn do dịch bệnh nên ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản phẩm; sản xuất vụ Đông giảm so cùng kỳ… là những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Bảng 4.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh
GTSX (triệu đồng) Cơ cấu (%) GTSX (triệu đồng) Cơ cấu (%) GTSX (triệu đồng) Cơ cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQC Tổng GTSX nông nghiệp (Triệu đồng) 28.694,34 100 29.532,13 100 30.492,75 100 102,92 103,25 103,09 Trồng trọt 17.763,59 61,91 18.791,66 63,63 20.416,32 66,95 105,79 108,65 107,21 Chăn nuôi 8.531,23 29,73 8.238,83 27,90 7.323,38 24,02 96,57 88,89 92,65 Dịch vụ 2.399,52 8,36 2.501,63 8,47 2.753,05 9,03 104,26 110,05 107,11
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên)
Giá trị sản xuất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên tăng dần qua các năm. Năm 2016 là 28.694,34 triệu đồng, năm 2017 là 29.532,13 triệu đồng, tăng tương ứng 2,92% so với năm 2016; năm 2018 là 30.492,75 triệu đồng, tăng tương ứng 3,25 % so với năm 2017; Bình quân chung giá trị sản xuất nông nghiệp cả giai đoạn là 3,09%.
Về trồng trọt: Qua các năm, GTSX giảm dần, năm 2016 là 17.763,59 triệu đồng, năm 2017 là 18.791,66 triệu đồng, giảm tương ứng là 5,79%; năm 2018 là 20.416,32 triệu đồng, giảm tương ứng 8,65% so với năm 2017; bình quân chung giá trị sản xuất nông nghiệp là 7,21%.
Về chăn nuôi: Đứng thứ 2 của ngành nông nghiệp, qua các năm, bình quân chung giá trị sản xuất của chăn nuôi tương đối giảm qua các năm, năm 2016 là 8.531,23 triệu đồng, năm 2017 là 8.238,83 triệu đồng giảm tương ứng 3,43%, năm 2018 là 7.323,38 triệu đồng giảm tương ứng so với 2016 là 7,35%.
Khu vực trồng trọt, chăn nuôi trong thời gian gần đây chịu tác động bởi nhiều yếu tố nhưng trong đó yếu tố về giá cả đầu vào, yếu tố đầu ra, tình trạng mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi chưa được khắc phục, cơ cấu nông nghiệp chưa phù hợp nên dẫn đến xu hướng giảm như hiện nay. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng mất cân đối và sụt giảm đó là thiếu quy hoạch trong nông nghiệp, thiếu thông tin thị trường, thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học và nhà nông (liên kết 4 nhà) nên khó đảm bảo phát triển bền vững, đây là thực trạng chung của các địa phương trong cả nước. Nguyên nhân thứ hai dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến nhiều và phức tạp khiến chăn nuôi bị giảm dần trong 2 năm 2016,2017.
Về dịch vụ: Giai đoạn 2016-2018, thế mạnh về dịch vụ được khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng và phong phú góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2016 là 2.399,52 triệu đồng, năm 2017 là 2.501,63 triệu đồng, tăng 102,11 triệu đồng tương ứng 4,26%; năm 2018 là 2.753,38 triệu đồng tăng 353,53 triệu đồng tương ứng 7,11% so với năm 2016. Các dịch vụ nông nghiệp bao gồm cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, vật tư nông nghiệp và dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất. Dịch vụ ngày càng phát triển, người nông dân càng có nhiều điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp cả nước.
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018
Tiêu chí
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh GTSX (Triệu đồng) Cơ cấu (%) GTSX (Triệu đồng) Cơ cấu (%) GTSX (Triệu đồng) Cơ cấu (%) 2017/2016 2018/2017 BQC Tổng giá trị sản xuất NN 28.694,34 100,00 29.532,13 100,00 30.492,75 100,00 1. Trồng trọt 17.763,59 61,91 18.791,66 63,63 20.416,32 66,95 105,79 108,65 107,21 1.1. Cây lương thực có hạt 10.936,83 61,57 11.236,18 59,79 12.495,31 61,20 102,74 111,21 106,89 - Lúa 8.653,93 79,13 8.938,03 79,55 9.107,83 72,89 103,28 101,90 102,59 - Ngô 2.282,90 20,87 2.298,15 20,45 3.387,47 27,11 100,67 147,40 121,81 1.2. Cây chất bột có củ 2.067,33 11,64 2.838,95 15,11 3.284,60 16,09 137,32 115,70 126,05 1.3. Cây rau đậu và gia vị 1.453,11 8,18 1.584,79 8,43 1.600,53 7,84 109,06 100,99 104,95 1.4. Cây công nghiệp hàng năm 381,66 2,15 453,74 2,41 503,37 2,47 118,89 110,94 114,84 1.5. Cây hàng năm khác 2,37 0,01 3,20 0,02 3,31 0,02 135,25 103,25 118,17 1.6. Cây lâu năm 2.922,28 16,45 2.674,79 14,23 2.529,20 12,39 91,53 94,56 93,03 - Cây chè 1.887,61 64,59 1.245,30 46,56 1.377,95 54,48 65,97 110,65 85,44 - Cây ăn quả 1.034,67 35,41 1.429,49 53,44 1.151,25 45,52 138,16 80,54 105,48 2. Chăn nuôi 8.531,23 29,73 8.238,83 27,90 7.323,38 24,02 96,57 88,89 92,65 2.1. Gia súc 4.257,88 49,91 3.805,59 46,19 3.159,89 43,15 89,38 83,03 86,15 2.2. Gia cầm 3.985,66 46,72 3.405,10 41,33 3.015,01 41,17 85,43 88,54 86,97 2.3. Chăn nuôi khác 287,68 3,37 1.028,15 12,48 1.148,49 15,68 357,39 111,71 199,81 3. Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi 2.399,52 8,36 2.501,63 8,47 2.753,05 9,03 104,26 110,05 107,11
Qua bảng số liệu 4.5 nhận thấy, GTSX nông nghiệp phân theo khu vực kinh tế chỉ có khối cá thể phát triển mạnh, các khu vực khác như kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh (doanh nghiệp nông nghiệp) chưa tham gia vào nông nghiệp thành phố. Đây cũng là vấn đề bất lợi của thành phố trong quá trình thu hút các doanh nghiệp (cả nhà nước và ngoài nhà nước) tham gia sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
GTSX ngành nông nghiệp phân theo ngành kinh tế, cho thấy GTSX trồng trọt tăng qua ba năm năm 2016 là 17.763,59 triệu đồng, năm 2017 đạt 18.791,66 triệu đồng tăng 1.028,07 triệu đồng tương ứng 5,79%, năm 2018 là 20.416,32 triệu đồng tăng 2652,73 triệu đồng tương ứng 7,21% so với năm 2016. Cụ thể cây lâu năm có xu hướng giảm dần, cây lương thực có hạt, cây chất bột có củ, cây rau đậu và gia vị cây công nghiệp hàng năm tăng nhẹ: Cây lương thực có hạt năm 2016 là 10.936,83 triệu đồng, năm 2017 là 11.236,18 triệu đồng tăng 299,35 triệu đồng tương ứng 2,74%, năm 2018 là 12.495,31 triệu đồng tăng 1.558,47 triệu đồng tương ứng 6,89%. Cây lâu năm giảm năm 2016 là 2.922,28 triệu đồng, năm 2017 là 2.674,79 triệu đồng giảm 247,49 triệu đồng tương ứng 8,47%, năm 2018 là 2.529,20 triệu đồng so với năm 2016 giảm 393,08 triệu đồng tương ứng 6,97%. Cây lâu năm giảm nguyên nhân do chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng khác bởi vì k lâu năm không đem lại hiệu quả kinh tế cao.
GTSX ngành chăn nuôi giảm dần qua ba năm, cụ thể: năm 2016 là 8.531,23 triệu đồng, năm 2017 là 8.238,83 triệu đồng giảm 292,40 triệu đồng tương ứng 3,43%, năm 2018 là 7.323,38 triệu đồng giảm 1.207,85 tương ứng 7,35%. Nguyên nhân giảm trong chăn nuôi là tình hình chăn nuôi trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Năm 2017 các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tìm cách tháo ngỡ những khó khăn và bàn các biện pháp hỗ trợ trong tiêu thụ sản phẩm, phòng chống dịch bệnh, giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi, giảm lãi suất cho vay đối với người chăn nuôi. Đồng thời khuyến cáo và hướng dẫn người chăn nuôi giảm quy mô đàn hợp lý,...