Dự toán chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 52 - 58)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.2.3. Dự toán chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp

4.2.3.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Theo quy định của Thông tư số 59 ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, công tác hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách nhà nước.

Hàng năm, căn cứ vào quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, địa phương; Hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc lập dự toán ngân sách, định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn nhiệm vụ thu và định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan đơn vị trực

thuộc ngân sách địa phương và Ủy ban nhân dân cấp dưới, các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự toán có trách nhiệm lập dự toán theo mục lục Ngân sách Nhà nước và biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và gửi Phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố, phòng nông nghiệp vào khoảng tháng 7 hàng năm. Những căn cứ cụ thể thành phố Thái Nguyên lập kế hoạch ngân sách:

- Căn cứ vào chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; căn cứ vào chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy, Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán thu chi ngân sách của các đơn vị, phòng ban, các xã, thị trấn; khả năng phát triển mà phòng nông nghiệp thành phố đề ra. Phòng Tài chính Kế hoạch phối hợp với phòng nông nghiệp thành phố tổng hợp dự toán ngân sách NN thành phố, để Ủy ban nhân dân thành phố báo cảo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

- Căn cứ dự toán tỉnh giao về chi NS cho phát triển nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính Kế hoạch phối hợp với Phòng nông nghiệp tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố lập dự toán ngân sách thành phố và thẩm định, thống nhất giao dự toán ngân sách phòng nông nghiệp thuộc thành phố để Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định phê chuẩn.

Để công tác quản lý ngân sách được tốt phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Thái Nguyên đã là tốt công tác lập dự toán ngân sách địa phương, cơ sở để xây dựng dự toán thực hiện trên cơ sở thảo luận trực tiếp với phòng nông nghiệp nên đã đảm bảo khảo sát với thực tế và tính hợp lý của dự toán, quán triệt việc tiết kiệm các khoản chi đầu tư cho phát triển nội bộ ngành nông nghiệp như lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi - thủy sản, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới; giảm chi hành chính, hạn chế mua sắm, sửa chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết trong quá trình phục vụ đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Bảng 4.8: Dự toán chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển nông nghiệp TP Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Nội dung 2016 2017 2018 So sánh Dự chi (Tỷ đồng) cấu (%) Dự chi (Tỷ đồng) cấu (%) Dự chi (Tỷ đồng) cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQC Dự toán chi phát triển sự nghiệp nông thôn 11.544.001 100,00 13.270.981 100,00 13.959.800 100,00 114,96 105,19 109,97 1. Chi hỗ trợ sản xuất 7.870.100 68,17 8.390.000 63,22 8.200.000 58,74 106,61 97,74 102,07 - Trồng trọt 4.492.000 57,08 4.384.000 52,25 4.576.000 55,80 97,60 104,38 100,93 - Chăn nuôi 1.289.000 16,38 1.900.000 22,65 1.345.000 16,40 147,40 70,79 102,15 - Lâm Nghiệp 789.100 10,03 728.700 8,69 700.000 8,54 92,35 96,06 94,19 - Thủy sản 1.300.000 16,52 1.377.300 16,42 1.579.000 19,26 105,95 114,64 110,21 2. Chi xây dựng thủy lợi 2.006.702 17,38 2.870.450 21,63 2.980.000 21,35 143,04 103,82 121,86 3.Chi xây dựng

Nông thôn mới 1.667.199 14,44 2.010.531 15,15 2.779.800 19,91 120,59 138,26 129,13

(Nguồn: Phòng Tài chính- kế hoạch thành phố Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu cho thấy công tác dự toán chi thay đổi qua từng năm. Dự toán chi phát triển sự nghiệp nông thôn năm 2016 dự toán chi là 11.544.001 tỷ đồng nghìn đồng, năm 2017 là 13.270.981 tỷ đồng tăng 1.726.980 tỷ đồng tương ứng 14,96%, năm 2018 là 13.959.800 tỷ đồng tăng 2.415.799 tỷ đồng tương ứng 9,97% so với năm 2016.

Cụ thể dự toán chi hỗ trợ sản xuất năm 2016 là 7.870.100 tỷ đồng, năm 2017 là 8.390.000 tỷ đồng tăng 519.900 tỷ đồng tương ứng 6,61%, năm 2018 đạt 8.200.000 tỷ đồng tăng 3.290.900 tỷ đồng tăng 2,07% so với năm 2016. Tỷ lệ đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với chi đầu tư có sự thay đổi. Mặc dù khả năng dự toán chi cho đầu tư phát triển nông nghiệp giảm nhằm nhường chỗ cho ngành công nghiệp, dịch vụ có cơ hội phát triển hơn. Đó là chiến lược từng năm của UBND thành phố Thái Nguyên, nhằm tạo ra khả năng phát triển đồng đều giữa các lĩnh vực kinh tế thành phố. Tỷ lệ này phản ánh, Phòng nông nghiệp, Phòng kế hoạch tài chính căn cứ vào nhu cầu phát triển KT-XH để có thể phát triển nông nghiệp hợp lý, hiệu quả. Đối với chi đầu tư phát triển nông nghiệp, việc lập dự toán còn căn cứ vào các dự án nông nghiệp phù hợp với quy hoạch được duyệt, những dự án nông nghiệp có

đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định của quy chế quản lý ngân sách đầu tư nông nghiệp và phù hợp với khả năng bố trí ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí ngân sách phù hợp với tiến độ triển khai các chương trình, dự án nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyêt.

Thành phố Thái Nguyên đã chủ động xây dựng và giao dự toán ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển nông nghiệp khá sớm, thường là vào tháng 12 trước năm dự toán của phòng nông nghiệp, phòng kế hoạch tài chính dự toán ngân sách điều này giúp cho các đơn vị chủ động trong việc triển khai công tác thu và nhiệm vụ chi một cách kịp thời ngay từ đầu năm.

4.2.3.2. Quyết toán chi ngân sách Nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Cuối năm quyết toán chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính và các quy định pháp luật, thủ trưởng các đơn vị có nhiệm vụ chi NS lập quyết toán NS của đơn vị mình gửi cho cơ quan quản lý cấp trên, cụ thể là phòng tài chính kế hoạch thành phố Thái Nguyên phải thực hiện công tác này.

Phòng tài chính- kế hoạch đã có trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán, lập quyết toán chi NS cho đầu tư phát triển nông nghiệp cấp thành phố; tổng hợp, lập báo cáo và quyết toán chi NS cấp xã trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, gửi Sở tài chính tỉnh, đồng thời gửi HĐND thành phố phê duyệt. Trong trường hợp báo cáo quyết toán hàng năm do UBND thành phố đã gửi Sở tài chính, UBND thành phố báo cáo bổ sung, gửi Sở tài chính. Sau khi HĐND phê chuẩn trong thời gian 5 ngày, phòng Tài chính- kế hoạch thành phố gửi báo cáo quyết toán tới các cơ quan sau:

01 bản gửi HĐND thành phố 01 bản gửi UBND thành phố 01 bản gửi Sở tài chính

01 bản lưu tại phòng tài chính- kế hoạch thành phố 01 bản lưu tại phòng nông nghiệp thành phố.

Đồng thời gửi Kho bạc nhà nước thành phố Nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HDND thành phố.

4.2.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp

4.2.3.3.1. Đối với Công tác thanh tra

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác thanh tra đã được Thanh tra tỉnh phê duyệt, bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố, trong những năm qua UBND thành phố triển khai thực hiện, đạt một số kết quả như sau:

Bảng 4.9: Kết quả thanh tra chi NS cho phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh (%) 2017/

2016

2018/

2017 BQC

1. Số cuộc thanh tra Cuộc 2 1 2 - - - Thanh tra theo kế hoạch Cuộc 1 1 1 - - - Thanh tra đột xuất Cuộc 1 0 1 - - - 2. Tổng số sai phạm Triệu đồng 165.461.000 157.276.000 143.525.000 95,05 91,26 93,14 Đã thu hồi nộp NSNN Triệu đồng 107.511.000 98.126.000 104.126.000 91,27 106,11 98,41 Kiến nghị xử lý khác Triệu đồng 57.950.000 59.150.000 39.399.000 102,07 66,61 82,45

(Nguồn: Phòng Tài chính- kế hoạch thành phố Thái Nguyên)

Qua kiểm tra, phát hiện năm 2016 tiến hành kiểm tra 2 cuộc trong đó có 1 cuộc là thanh tra đột xuất, tổng số sai phạm lên đến 165.461.000 triệu đồng trong đó đã thu hồi nộp NSNN là 107.511.000 triệu đồng, kiến nghị xử lý khác 57.150.000 triệu đồng. Năm 2017 không tiến hành thanh tra đột xuất dẫn đến quá trình QLNS lỏng lẻo tổng số sai phạm lên đến 157.276.000 triệu đồng so với năm 2016 tăng 8.185.000 triệu đồng tương ứng 4,95%; trong đó đã thu hồi nộp NSNN 98.126.000 triệu đồng, so với năm 2016 giảm 9.385.000 triệu đồng tương ứng 8,73%; Kiến nghị xử lý khác là 59.150.000 triệu đồng so với năm 2016 tăng 1.200.000 triệu đồng tương ứng 2,07%. Năm 2018 ngoài 1 cuộc thanh tra tiến hành thanh tra đột xuất phát hiện tổng số sai 143.525.000 triệu đồng giảm so với năm 2016 là 21.936.000 triệu đồng tương ứng 6,86%; trong đó đã thu hồi nộp NSNN 104.126.000 triệu đồng giảm so với năm 2016 là 3.385.000 triệu đồng tương ứng 1,59%; kiến nghị xủ lý khác 39.399.000 triệu đồng giảm so với năm 2016 là 18.551.000 triệu đồng tương ứng 17,5%.

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác thanh tra đã được UBND thành phố, thanh tra tỉnh phê duyệt và nhiệm vụ của thành phố Thái Nguyên

qua các năm. Thanh tra thành phố đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra tập trung trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp như quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi, quản lý tài chính ngân sách cho nông nghiệp, thanh tra lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên, thanh tra trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong quá trình phát triển nông nghiệp... Qua thanh tra, đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hay kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước, đồng thời khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.

4.2.3.3.2. Đối với Công tác kiểm tra

- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ

Đối với các Phòng, đơn vị được giao quản lý ngân sách thành phố: các cơ quan Nhà nước với chức năng, nhiệm vụ của mình thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất với hoạt động của bộ phận quản lý ngân sách thành phố.

Đối với HĐND: thực hiện vai trò quyết sách của mình trong việc giao dự toán, quyết định dự toán và điều chỉnh dự toán; đồng thời làm tốt vai trò giám sát trong quản lý và điều hành ngân sách của thành phố cho đầu tư phát triển nông nghiệp.

Đối với UBND thành phố: quản lý toàn diện các hoạt động điều hành ngân sách của thành phố, nắm bắt thường xuyên để điều chỉnh những sai sót, để ra phương án tối ưu trong quản lý NS thành phố cho đầu tư phát triển nông nghiệp.

Đối với KBNN thành phố: thực hiện tốt việc kiểm soát các khoản chi ngân sách toàn thành phố cho đầu tư phát triển nông nghiệp theo quy định, đồng thời thực hiện tốt khâu kiểm soát hoạt động chi cho đầu tư phát triển nông nghiệp hiệu quả.

Phòng tài chính- kế hoạch thành phố: thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; thẩm tra quyết toán sáu tháng, một năm với các cơ quan, đơn vị trong thành phố và đối với Ban tài chính các xã, thị trấn.

- Kiểm tra đột xuất: việc kiểm tra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại đối với một số cơ quan, đơn vị nào đó, hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố hay các cơ quan chuyên

môn khác. Việc kiểm tra này có thể do Thanh tra Nhà nước, cơ quan Kiểm tra của Đảng, thanh tra tài chính, công an kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)