3. Ý nghĩa của đề tài
4.3.1. Các yếu tố chủ quan
a. Nhận thức của Lãnh đạo chính quyền thành phố về tầm quan trọng và trách nhiệm trong quản lý NSNN cho phát triển nông nghiệp
Chính sách nông nghiệp là một trong những chính sách quan trọng của Chính Phủ, thể hiện quan điểm của Chính Phủ về một lĩnh vực nào đó nhằm thay đổi môi trường của sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Các vấn đề có liên quan đến sản xuất gồm các tác động đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu sản xuất, các tác động đến sự tiến bộ KHKT và công nghệ và các vấn đề có liên quan đến tổ chức phối hợp nguồn lực. Ban lãnh đạo thành phố Thái Nguyên nhận thấy, phát triển nông nghiệp là khâu đột phá trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng thành công chương trình nông thôn mới. Chính vì vậy mà luôn đặt cao nhiệm vụ trọng tâm trong vấn đề đầu tư cho phát triển nông nghiệp thành phố, nâng cao giá trị sản xuất nội ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, phát triển các mô hình kinh tế cá thể HTX và thu hút doanh nghiệp nông nghiệp trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa của thành phố. Do đó, đây là nhân tố ảnh hưởng đến công tác chi đầu tư phát triển nông nghiệp thành phố.
b. Tổ chức bộ máy quản lý NS cấp thành phố
Bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cho lĩnh vự nông nghiệp được xây dựng khá là chặt chẽ, đó là sự kết hợp của HĐND thành phố, UBND thành phố, phòng Kế hoạch- Tài chính, Kho bạc nhà nước Thành phố, các đơn vị dự toán và UBND các xã trên địa bàn thành phố. Trong bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, từ đó tạo ra sự thống nhất trong công tác quản lý ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp thành phố Thái Nguyên. Phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố là cơ quan chuyên môn, quản lý NSNN toàn thành phố.Thành phố Thái Nguyên đã sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý NS tinh gọn, hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính- Kế hoạch bao gồm: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và 09 chuyên viên, hướng tổ chức
cơ cấu này rất gọn nhẹ, giảm thiểu nhiều đối tượng trung gian và tránh được tình trạng quan liêu trong công tác quản lý NSNN thành phố đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, trong đó có phát triển nông nghiệp.
c. Trình độ của cán bộ quản lý NSNN cho phát triển nông nghiệp
Con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển. Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc tăng cường đầu tư cho chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo được trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chính trị.
Bảng 4.10.Tình hình cán bộ nông nghiệp tại UBND thành phố thái Nguyên giai đoạn năm 2016- 2018
Trình độ
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2017/2016 2018/2017 Tổng 66 100 65 100 66 100 98,48 101,54 Sau đại học 11 16,67 13 20,00 16 24,24 118,18 123,08 Đại học 22 33,33 25 38,46 29 43,94 113,64 116,00 Cao đẳng 25 37,88 22 33,85 18 27,27 88,00 81,82 Trung Cấp 8 12,12 5 7,69 3 4,55 62,50 60,00
(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính thành phố Thái Nguyên)
Qua bảng số liệu nhận thấy trình độ cán bộ quản lý NSNN thuộc phòng Kế hoạch- Tài chính thành phố Thái Nguyên được cải thiện đáng kể, trình độ sau đại học chiếm 41,67%, trình độ đại học chiếm 50%, cao đẳng chỉ chiếm 8,33%. Cơ cấu nguồn nhân lực này đã đã ứng chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý chi NS cho các lĩnh vực kinh tế thành phố trong đó có ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó 100% cán bộ sử dụng tin học cho chuyên môn nghiệp vụ, 100% được tham gia các lớp tập huấn nâng cao công tác sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước. Đây là nhân tố có ảnh hưởng đến chi đầu tư ngân sách, trong đó đòi hỏi khâu lập dự toán luôn luôn sát với yêu cầu phát triển KT-XH thành phố và nhu cầu phát triển các lĩnh vực kinh tế của thành phố.
d. Nguồn thu và hoạt động chi cho lĩnh vực nông nghiệp
* Về thu ngân sách
Thu cân đối ngân sách trên địa bàn năm 2017 là: 2.727.785.614.991 đồng (Hai nghìn bảy trăm hai mươi bảy tỷ bảy trăm tám mươi lăm triệu sáu
trăm mười bốn nghìn chín trăm chín mươi mốt đồng) , bằng 236,6% kế hoạch tỉnh, bằng 222,7% kế hoạch gia đầu năm và bằng 109,1% kế hoạch điều chỉnh thành phố.
Để đạt được kết quả thu ngân sách vượt kế hoạch như trên là do có sự chỉ đạo sát sao của Thường trực Thành ủy- Thường trực HĐND; Sự điều hành linh hoạt của UBND thành phố và sự chủ động đề xuất với Thường trực Tỉnh ủy- Thường trực HĐND tỉnh-UBND tỉnh tăng phân cấp nguồn thu; tăng cường rà soát quản lý thuế đối với các đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Triển khai thực hiện quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp kịp thời đúng quy định. Đôn đốc thu nợ đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh còn nợ đọng thuế. Tập trung vào công tác kiểm tra, qua đó đã xử lý vi phạm và truy thu các khoản thuế ẩn lậu đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh lớn có sử dụng hóa đơn trên địa bàn để tăng thu ngân sách.
* Về chi ngân sách
Tổng chi ngân sách thành phố năm 2017 là 2.890.893.443.028 đồng ( Hai nghìn tám trăm chín mươi tỷ tám trăm chín mươi ba triệu bốn trăm bốn mươi ba nghìn không trăm hai mươi tám đồng) bằng 114,3% kế hoạch điều chỉnh thành phố. Công tác chi ngân sách năm 2017 được thực hiện kịp thời, đầy đủ các khoản chi trong dự toán đã được HĐND tỉnh và thành phố giao, các nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát sinh theo Nghị định 116/NĐ- TTg, Nghị định 54, Nghị định 49, chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới... được bổ sung khi có quyết định giao của tỉnh góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đề ra.
*Nhận xét: Như vậy, nguồn thu ngân sách của thành phố được thu từ nhiều nguồn khác nhau nên vẫn dành cho công tác XDCB, thành phố Thái Nguyên là thành phố có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội hơn so với các huyện trên địa bàn của tỉnh Thái Nguyên. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, chi chủ yếu cho chương trình xây dựng nông thôn mới cho nên chi riêng cho lĩnh vực nông nghiệp còn tương đối hạn chế.