Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 67 - 68)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.4.4. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất: Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước cũng như thế giới; lạm phát, giá cả gia tăng, tác động mặt trái của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước thặt chặt đầu tư công, cắt giảm các khoản chi thường xuyên; thị trường bất động sản ảm đạm, các doanh nghiệp kinh doanh gặp không ít khó khăn, gây thất thu NSNN, không cân đối được nguồn thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Hơn nữa, diễn biến bất thường của thời tiết gaai nên thiên tai, dịch bệnh và Nhà nước thường xuyên thay đổi chính sách, nhất là về đất đai XDCB đã ảnh hưởng lớn đến thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế và quản lý NSNN ở địa phương là một trong những nguyên nhân quản lý, điều hành NSNN kém hiệu quả.

Thứ hai: Vẫn còn những bất cập về hệ thống chính sách, quy định pháp luật là một yếu tố cản trở lớn tới việc thu và chi ngân sách. Việc lập, phân bổ, giao dự toán NSNN hàng năm ở một số cơ quan, đơn vị cấp cơ sở còn chưa sát với tình hình KT – XH của thành phố; dự toán thu chưa bao quát hết được nguồn thu nên phần nào đó ảnh hưởng tới công tác cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Đặc biệt, chu trình phân bổ nguồn lực tài chính Nhà nước thiếu mối liên hệ chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KT – XH trung hạn (3-5 năm) với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo; chưa thực hiện lập, giao dự toán theo kết quả đầu ra; các kế hoạch

phát triển 5-10 năm của phòng, ban, xã chưa gắn chặt với các nguồn lực có thể huy động được. Do đó, xây dựng, phân bổ giao dự toán NSNN mang lại hiệu quả chưa cao.

Thứ ba: Cơ chế chính sách của tỉnh còn chậm được ban hành gây ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý NSNN cấp thành phố nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng.

Thứ tư: Phương án phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi, nhất là chi thường xuyên NSNN cấp thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ (%) điều tiết giữa NSTW và NSĐP. Hơn nữa, định mức phân bổ ngân sách của cấp trên thường cứng nhắc, bị động, gây khó khăn trong việc cân đối chi NSNN.

Thứ năm: Việc kiểm tra xử lý các sai phạm trong hoạt động thu chi ngân sách thực hiện chưa nghiêm, nhất là trong quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản cho ngành nông nghiệp, xử lý nợ đọng thuế nông nghiệp.

Thứ sáu: Công tác cải cách hành chính cơ bản đã được triển khai nhưng chưa đi sâu vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đầu tưu cơ sở vật chất- kỹ thuật cho bộ máy quản lý NSNN còn hạn chế; hệ thống thông tin chưa liên tục và kịp thời và vẫn còn nặng hình thức văn bản giấy; trình độ CBCC, viên chức chưa ứng dụng được các máy móc trang thiết bị tiên tiến vào quản lý NSNN.

4.5. Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)