Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 64 - 66)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.4.2. Kết quả đạt được

Thứ nhất: Về công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của thành phố trong phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, qua đó thể hiện sự nhất quán trong sự chỉ đạo của toàn hệ thống chính trị của thành phố. Công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước đã thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo, NSNN luôn trở thành công cụ đắc lực của chính quyền thành phố trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước trong phát triển nông nghiệp. Từ đó đảm bảo các mục tiêu phát triển nội ngành nông nghiệp, ổn định đời sống, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn thành phố.

Thứ hai: Về công tác lập dự toán ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp thành phố. Trong những năm qua, công tác lập dự toán được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển nội ngành nông nghiệp của thành phố, đã

tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức thu chi NSNN hiện hành và đã góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất trong thành phố ngày một phát triển hơn.

Thứ ba: Về công tác chấp hành ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp thành phố: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thành phố đã đảm bảo cho nhu cầu chi đầu tư cho phát triển nông nghiệp như chi cho lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới,... Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp.

Thứ tư: Về công tác quyết toán ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp thành phố. Nhìn chung công tác quyết toán đối với NSNN thành phố Thái Nguyên đã được thực hiện theo các chu trình về quyết toán ngân sách cấp thành phố. Đối với công tác quyết toán chi ngân sách cấp thành phố: tổ chức thực hiện xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách hàng năm nhằm hướng dẫn, nhắc nhở, phối hợp với Thanh tra nhà nước thành phố, thanh tra tài chính, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất một số đơn vị, đảm bảo trước khi quyết toán thông qua UBND thành phố phải được xét duyệt, thầm định hoặc thanh tra để đảm bảo tính chính xác và trung thực của quyết toán ngân sách địa phương.

Thứ năm: Về công tác kiểm tra, thanh tra ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp thành phố. Trong những năm qua kế hoạch công tác hoạt động thanh tra được xây dựng theo quy định của Luật thanh tra năm 2010, Luật khiếu nại, tố cáo năm 2011; Định hướng hoạt động của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng, nhất là việc chỉ đạo điều hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra luôn được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo thường trực Thành ủy, HĐND và UBND thành phố. Bên cạnh đó để đạt được những kết quả trên, thanh tra thành phố đã hoạt động tích cực trên cơ sở;

Xây dựng kế hoạch sát, đúng, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thực hiện quyết liệt, đôn đốc xử lý sau thanh tra.

Công tác rà soát, ban hành mới văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra được thực hiện công khai, dân chủ, có chất lượng và đạt hiệu quả.

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về thanh tra đã được tổ chức nhiều cuộc tập huấn về các lĩnh vực: thanh tra, phòng chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo sâu rộng trong cán bộ và nhân dân từ đó nhận thức của cán bộ và nhân dân được nâng lên một bước, giúp nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 64 - 66)