Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hùng vương phú thọ​ (Trang 37 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn

Về việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động

Năm 2008, tại Nhật Bản, Jinbun Bank chính thức đi vào hoạt động, là ngân hàng ảo 100% đầu tiên trên thế giới. Jinbun Bank là ngân hàng liên doanh giữa Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ và công ty viễn thông KDDI, cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chỉ trên điện thoại di động. Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới phát triển thiết bị di động 3G và 90% thiết bị viễn thông trên nền tảng 3G. Ở Nhật Bản, gần 100% khách hàng đã sử dụng dịch vụ Ngân hàng di động. Nguyên nhân của sự phát triển về công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ở Nhật Bản là nhờ vào sự phất triển của hạ tầng viễn thông ở nước này, cho phép ứng dụng công nghệ 3G - chuẩn viễn thông di động tiên tiến, hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao kết hợp nhận dạng giọng nói. Hiệu quả đem lại từ việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động rất lớn: đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan, giúp ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, thông qua đó phổ biến hoạt động ngân hàng đến đông đảo khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng cũng như gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng.

Học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản, các ngân hàng Việt Nam cần không ngừng hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các sản phẩm ngân hàng mang tính công nghệ cao, điển hình như các sản phẩm ngân hàng di động. Tuy nhiên để phát triển thành công các loại hình sản phẩm này, cần phải có các điều kiện chủ quan từ phía ngân hàng và các điều kiện khách quan từ nền kinh tế, từ sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ thông tin quốc gia, các chính sách và điều kiện pháp lý từ phía chính phủ và ngân hàng trung ương mà Việt Nam đang dần phát triển.

Về việc phát triển mô hình chuyển mạch tập trung

Các ngân hàng Nhật Bản đã thành công với mô hình hệ thống chuyển mạch tập trung. Nhờ vào việc nhận ra tầm quan trọng của hệ thống thanh toán tự động gồm mạng lưới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động đối với hoạt động huy động vốn, thanh toán và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Thực ra mạng lưới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động của các ngân hàng đã hình thành từ những năm 90 của thế kỷ 20, nhưng đến tháng 2/1990, các mạng lưới này đã được kết nối thông qua hệ thống chuyển mạch tập trung của Nhật Bản với nhiều cấp chuyển mạch với cơ chế hoạt động khá phức tạp.

Đến tháng 3/2002, để giảm chi phí phát triển nhiều hệ thống và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng Nhật Bản đã thỏa mãn thiết lập các hệ thống chuyển mạch tập trung thế hệ mới. Hệ thống chuyển mạch thế hệ mới này có khả năng liên kết hoạt động thanh toán và giao dịch thẻ tự động giữa tất cả các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán nội bộ và liên ngân hàng cũng như đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Từ đó sẽ góp phần gia tăng số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn tiền gửi từ loại tài khoản này.

Ở Việt Nam, học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản cũng như từ các quốc gia khác có công nghệ ngân hàng hiện đại, tháng 7/2004, Banknetvn được thành lập với sự tham gia góp vốn của 8 cổ đông sáng lập gồm Công ty điện toán và truyền số liệu VDC, 7 ngân hàng gồm Agribank, BIDV, Vietinbank, ACB, Sacombank, EAB, Saigonbank. Mục tiêu của Banknetvn là xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia kết nối hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng ở Việt Nam, xử lý bù trừ thanh toán thẻ đối với các ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 19 ngân hàng thương mại tham gia là thành viên của hệ thống Banknetvn và một số ngân hàng khác kết nối với Banknetvn thông qua Smartlink. Với những hiệu quả hệ thống này mang lại cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng, cùng với sự hỗ trợ của Hiệp hội ngân hàng, các ngân hàng thương mại còn lại chưa tham gia nên xúc tiến tham gia vì lợi ích của chính ngân hàng và vì hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Hệ thống Banknetvn cũng cần không ngừng hoàn thiện, tiếp tục học hỏi, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ hiện đại trên thế giới để giúp cho hệ thống ngày càng hiệu quả hơn.

1.2.1.2. Ngân hàng ANZ

Nhiều năm qua, ANZ Bank luôn nỗ lực ổn định, duy trì và mở rộng thị phần huy động vốn, đặc biệt là ngoại tệ, thế mạnh của ngân hàng trên thị trường Australia và thế giới. Liên tiếp trong ba năm gần đây ANZ Bank tăng trưởng bình quân 15% năm. Tính đến thời điểm cuối năm 2001, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 750 tỷ USD, trở thành một trong những ngân hàng đầu thế giới trên thị trường.

Trong bối cảnh tỷ giá đồng đôla Mỹ so với đồng đôla Austrlia tương đối ổn định, ANZ nhận định rằng giảm lãi suất tất yếu sẽ kéo theo sự sụt giảm nguồn vốn

huy động ngoại tệ. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Austrlia nói riêng, thị trường thế giới nói chung lại hết sức gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra của các ngân hàng bị thu hẹp. Để đối phó với tình hình này, ANZ Bank đã đẩy mạnh việc đa dạng hoá các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, cung ứng, bổ sung thêm nhiều tiện ích cho người gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đồng USD của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của ngân hàng. Các ngân hàng đa quốc gia như Citi Bank, Chifon Bank... với quy mô hoạt động toàn cầu, với sức mạnh về vốn, về công nghệ thông tin, các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng đã và đang chứng tỏ sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của ANZ Bank hiện tại và tương lai. Nhận thức được khó khăn và thách thức trên, ANZ Bank không ngừng đề ra những chiến lược kinh doanh tức thì phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như nguồn lực tự có.

Thời gian gần đây cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường thế giới đã hết sức gay gắt và trải rộng trên mọi lĩnh vực từ cho vay, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ cũng như các loại hình dịch vụ thu phí khác và sự cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt hơn trong thời gian tới theo như đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng.

Trước mặt, ANZ Bank có kế hoạch cung cấp thêm cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích mới như: Đáp ứng nhiều yêu cầu tại một quầy giao dịch, bao gồm đổi tiền, nhận tiền, thanh toán séc; Chuyển tiền tự động giúp khách hàng nhận được tiền hàng tháng hay chuyển vào một tài khoản; Trả lương tự động;... Mở rộng các dịch vụ e-banking của ANZ Bank; Cung cấp số dư về tài khoản cho khách hàng, mở tài khoản một nơi và thực hiện giao dịch tại nhiều nơi, phát triển các sản phẩm mới như tiết kiệm tích luỹ; Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với những tiện ích mới...

Bằng những kế hoạch kinh doanh đó, ANZ Bank đã và sẽ vượt qua những khó khăn thách thức của hệ thống ngân hàng thế giới để tiếp tục mở rộng thị phần trong nước và quốc tế. Và rồi một ngày nào đó, ANZ Bank sẽ lại là một trong những đối thủ cạnh tranh ngang hàng với các đại gia Citi Bank, Chifon Bank, Deutsche Bank...

Có thể nói, trong thời buổi khó khăn và có sự cạnh tranh lớn như hiện nay thì ngân hàng nào có chiến lược đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với thách thức sẽ thắng cuộc và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tài chính ngân

hàng thế giới.

1.2.1.3. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

NH Techcombank là một trong những NH thương mại cổ phần lớn ở Việt Nam và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Không chỉ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ NH mà Techcombank cũng có một loạt các chính sách huy động vốn vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là hướng tới nhóm khách hàng cao cấp. Ngày 17/6/2009, NH Techcombank đã chính thức khai trương khu dịch vụ NH ưu tiên tại 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Đây là khu dịch vụ NH ưu tiên được triển khai một cách đồng bộ và chuyên nghiệp dành cho đối tượng khách hàng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam. Tính đến nay, con số này đã lên đến 147 trung tâm đặt tại 29 tỉnh/thành phố trên cả nước. Khu dịch vụ NH ưu tiên là một trong những ưu đãi mà khách hàng được hưởng khi tham gia vào dịch vụ NH ưu tiên, một dịch vụ chuyên biệt và cao cấp của Techcombank phục vụ đối tượng khách hàng cao cấp. Khu dịch vụ khách hàng ưu tiên được thiết kế sang trọng và hiện đại với các trang thiết bị tiện nghi, tạo cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng. Mỗi khách hàng khi đến giao dịch tại khu vực này sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình và chuyên nghiệp bởi các chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp. Bên cạnh đó, Techcombank còn tăng cường nguồn vốn huy động bằng cách bán chéo sản phẩm tài chính thông qua liên kết với Manulife cung cấp cho khách hàng sản phẩm “An phúc gia” - sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân trên phạm vi toàn cầu với thời gian 24/24.

1.2.1.4. Ngân hàng Northern Rock (Anh)

Ngân hàng Northern Rock - một ngân hàng thành công vượt qua cả tiếng tăm, quy mô của nó và đã từng được các nhà phân tích tài chính London hết lời ca ngợi, nhưng lại sụp đổ nhanh chóng váo tháng 10/2007 và dẫn tới việc ngân hàng này bị quốc hữu hóa vào tháng 2/2008. Mô hình kinh doanh của Northern Rock như mọi ngân hàng khác là thu hút tiền gửi vào và dùng số tiền đó cho vay thế chấp. Nhưng việc huy động vốn không phải là một quy trình đơn giản. Mặc dù thực hiện nhiều biện pháp thu hút tiền gửi tiết kiệm, lượng tiền gửi tại Northern Rock khá thấp trong khi nhu cầu vay tại ngân hàng luôn lớn hơn nhiều lần so với các khoản tiền gửi.

Theo nhận định của Northern Rock thị trường cho vay thế chấp là khá lành mạnh. Vì thế những gì Northern Rock làm là gói một số các khoản vay thế chấp lại

vào với nhau và bán những khoản thu nhập tương lai này cho các nhà đầu tư dài hạn. Northern Rock làm việc này thông qua một công ty có tên là Granitte - và quá trình này được gọi là “chứng khoán hóa” hay “trái phiếu hóa”. Việc trái phiếu hóa các khoản vay đã cho phép Northern Rock mở rộng việc cho vay. Theo định kỳ, nó sẽ bán các khoản thế chấp bằng cách chứng khoán hóa và đổi lại có tiền để tiếp tục cho vay. Northern Rock thường bù đắp khoảng thời gian giữa những hợp đồng chứng khoán hóa bằng cách vay ngắn hạn từ các ngân hàng khác, được gọi là thị trường tiền mặt bán buôn. Northern Rock đã làm như vậy trong nhiều năm và quy trình này tỏ ra rất hiệu quả. Mô hình huy động vốn này có nghĩa là Northern Rock bán một nửa hợp đồng cho vay cho các nhà đầu tư hơn là nắm giữ nó cho tới khi đáo hạn. Và đây chính là mô hình kinh doanh hoạt động hiệu quả của Northern Rock, giúp cho Northern Rock đạt được mức tăng trưởng hàng năm là 20%.

Tỉ lệ lãi suất liên ngân hàng tăng cao 3 lần liên tục trong năm 2007, quá mức chịu đựng của Northern Rock, ngân hàng này gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho vay. Northern Rock buộc phải tìm kiếm đối tác để bán bớt những bộ phận kinh doanh nhỏ của mình để có thêm vốn duy trì hoạt động. Tồi tệ hơn thị trường tiền mặt bán sỉ đóng băng khiến việc huy động vốn ngắn hạn của Northern Rock gặp khó khăn nghiêm trọng. Báo chí dồn dập đưa ra những dự đoán về nguy cơ vỡ nợ, cũng như nguy cơ với người gửi tiền như thế nào khiến cố phiếu của Northern Rock rớt không phanh, các nhà đầu tư tức giận và từng đoàn người nườm nượp kéo đến các chi nhánh của Northern Rock rút tiền gây nên cảnh hỗn loạn, khiến những nỗ lực cứu ngân hàng này trở nên khó khăn hơn. Những nỗ lực đàm phán với các thể chế tài chính lớn trên thế giới về các phương án giải cứu Northern Rock đã thất bại. Cuối cùng ngày 21 tháng 2 năm 2008 Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóa sau 3 ngày tranh cãi tại Thượng và Hạ viện Anh.

Nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng và sự sụp đổ của Northern Rock có nhiều, nhưng dưới cách nhìn nhận của Brian Walters - giám đốc tín dụng chi nhánh Northern Rock tại thành phố Leeds - trước hết đó là do: mô hình kinh doanh, tốc độ phát triển quá nóng trong một thị trường đang thay đổi và đảo chiều, bộ máy làm việc không hiệu quả, phản ứng chậm chạp của các cơ quan chính phủ dẫn tới việc Northern Rock không nhận được sự trợ giúp kịp thời từ Ngân hàng TW Anh cũng như các thể chế tài chính lớn khi ngân hàng này gặp khó khăn. Ngoài ra việc rò rỉ thông tin khiến

giới truyền thông nhảy vào cuộc và khiến mọi chuyện thêm tồi tệ cũng là một tác động khiến cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và gây hậu quả nặng nề hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hùng vương phú thọ​ (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)