Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hùng vương phú thọ​ (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến quy mô, phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của NHTM. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương đã xác định công tác huy động vốn là công tác

vốn tiềm năng trong dân cư và các tổ chức.

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai chương trình hiện đại hoá ngân hàng, công tác huy động vốn của Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương đã phát triển, đa dạng hoá với nhiều loại sản phẩm. Nếu như những năm trước đây công tác huy động vốn chủ yếu thông qua các sản phẩm tiền gửi thông thường với một số kỳ hạn thì đến nay Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương đã mở rộng, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn như tiền gửi tích luỹ, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi, phương thức trả lãi linh hoạt... Bên cạnh đó, Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương còn thực hiện các chương trình khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền như tặng thẻ bảo hiểm, quà tặng, tiền mặt tương ứng với tỷ lệ số tiền gửi. Thực hiện các chương trình truyền thông để giới thiệu các chương trình, sản phẩm huy động vốn tới các tổ chức và tầng lớp dân cư. Vì vậy, nguồn vốn huy động của Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương không ngừng qua các năm và mức tăng trưởng cũng có xu hướng tăng, năm 2012 là 12,57%, tăng nhẹ năm 2013 lên 13,86% và năm 2014 thì mức tăng trưởng lên tới 22,71%. Mức tăng nhẹ năm 2013 của Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương có thể được hiểu là do trong năm 2013, ngân hàng nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động và giảm lãi suất trần từ 14% xuống 8%/năm đối với VNĐ, và 2%/năm đối với USD, lãi suất trước hạn chỉ còn bằng lãi suất không kỳ hạn là 2%/năm đối với VNĐ và 0.1% đối với USD. Chính vì vậy, mà làm giảm tính linh hoạt của ngân hàng trong việc đưa ra các sản phẩm huy động vốn; tuy nhiên tới năm 2014 Chi nhánh đã tích cực trong công tác tiếp thị và sự đồng đều lãi suất trong môi trường cạnh tranh đã giúp đẩy mức tăng trưởng lên.

Biểu đồ 3.6. Tăng trưởng huy động vốn năm 2012 - 2014

0 5 10 15 20 25 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2012 2013 2014 % Tỷ đồn g Năm Vốn huy động Tăng trưởng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương)

Nguồn vốn huy động của Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương đến 31/12/2014 là 1.270 tỷ đồng, có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Nguồn vốn bằng ngoại tệ tỷ trọng giảm dần qua các năm mặc dù số tuyệt đối cũng có sự tăng nhẹ, trong khi đó nguồn vốn bằng VNĐ qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Xác định nguồn vốn huy động từ các đơn vị, tổ chức kinh tế có chi phí thấp hơn so với từ dân cư, góp phần giảm lãi suất đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian qua, Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương đã đẩy mạnh việc tiếp cận và thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo theo cơ chế thoả thuận đối với các tổ chức. Do vậy, đã thu hút được các đơn vị, tổ chức kinh tế là các định chế tài chính có tiềm năng về nguồn tiền gửi như: Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam... đầu tư gửi vốn. Từ đó góp phần ổn định thị phần huy động của Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hùng vương phú thọ​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)