5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Hệ số sử dụng vốn huy động
3.2.4.1. Hệ số sử dụng tổng vốn huy động
Bảng 3.8. Hệ số sử dụng vốn huy động
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Vốn huy động 909 1035 1270
Cho vay, đầu tư 793 729 812
Hệ số sử dụng vốn (%) 87,24 70,44 63,94
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương năm 2012 - 2014)
Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương là tương đối hiệu quả. Hệ số sử dụng vốn giảm dần qua các năm, dù lượng giảm không đáng kể nhưng như vậy có thể thấy tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương số vốn ứ đọng còn tương đối, hiệu quả sử dụng vốn mới chỉ mang lại lợi nhuận nhưng chưa cao. Để đảm bảo không để tình trạng ứ đọng vốn tồn tại, song song với công tác tăng cường huy động vốn Chi nhánh Vietinbank Hùng Vương còn cần đẩy mạnh công tác tiếp thị cho vay, đầu tư; đảm bảo chất lượng và số lượng để tránh lãng phí nguồn vốn huy động được, thu được nguồn lãi tiền vay bù đắp cho các chi phí trong công tác huy động vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại nhiều lợi nhuận cho đơn vị.
Biểu đồ 3.4. So sánh vốn huy động và vốn cho vay, đầu tư Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2012 - 2014
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương) 3.2.4.2. Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn và trung, dài hạn
Bảng 3.9. Hệ số sử dụng vốn theo thời hạn tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vƣơng giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Huy động vốn ngắn hạn 557 732 790
Cho vay, đầu tư ngắn hạn 320 391 488
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn (%) 5,75 5,34 6,18
Huy động vốn trung và dài hạn 312 255 394
Cho vay, đầu tư trung và dài hạn 473 338 324
Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn (lần) 1,52 1,33 0,82
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương năm 2012 - 2014)
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương còn ở mức thấp, tổng vốn huy động ngắn hạn luôn cao hơn tổng dư nợ cho vay, đầu tư ngắn hạn. Năm 2012 hệ số sử dụng vốn ngắn hạn là
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2012 2013 2014 909 1035 1270 793 729 812 Tỷ đ ồ n g Năm
5,75%; năm 2013 là 5,34% và năm 2014 có tăng lên là 6,18%. Như vậy, phần còn lại của vốn huy động sẽ cho vay trung dài hạn.
Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn giảm dần qua các năm nhưng vẫn tương đối lớn, vốn huy động trung dài hạn thấp hơn số cho vay đầu tư trung, dài hạn: năm 2012 hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn là 1,52 lần; năm 2013 là 1,33 lần và năm 2014 giảm còn 0,82 lần. Tức là một đồng vốn huy động trung và dài hạn chỉ đảm bảo được cho 0,82 đồng sử dụng vốn vay trung và dài hạn trong năm 2014. Ngân hàng thiếu vốn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn nên phần lớn phải chuyển đổi vốn ngắn hạn sang cho vay, đầu tư trung và dài hạn. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn ngày một tăng thông qua việc chuyển hoán kỳ hạn của vốn ngắn hạn. Tuy nhiên vốn ngắn hạn có thời gian chi trả ngắn, và có tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao nên sử dụng nguồn này dẫn đến chi phí vốn cao, gây khó khăn cho chi nhánh trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Không những thế sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thì ngân hàng còn tạo ra nguy cơ về rủi ro lãi suất và rủi ro thanh toán khi lãi suất ngân hàng thay đổi. Việc này cũng ảnh hưởng đến tính an toàn và tính sinh lời cũng như hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương. Điều đó cho thấy nguồn vốn của ngân hàng về cơ cấu chưa phù hợp với hoạt động huy động vốn, chưa đảm bảo cho hoạt động huy động vốn diễn ra một cách an toàn hiệu quả, vì vậy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng là chưa cao. Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.