5. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn huy động
+ Khả năng sinh lời của vốn huy động Khả năng sinh lời
của vốn huy động =
Lợi nhuận sau thuế Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn huy động được sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận đối với ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao.
+ Tỷ suất chi phí huy động vốn Tỷ suất chi phí huy động =
Chi phí huy động vốn Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Các ngân hàng muốn duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt để gia tăng phần doanh thu của ngân hàng so với phần chi phí bỏ ra. Để đạt được hiệu quả cao thì các ngân hàng phải giảm chi phí huy động hoặc tăng cao hiệu quả huy động sử dụng vốn làm tăng doanh thu.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
HÙNG VƢƠNG PHÚ THỌ
3.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hùng Vƣơng - Phú Thọ
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank - Chi nhánh Hùng Vương
Ngân hàng TMCP Công thương Hùng Vương (tiền thân là Ngân hàng Công thương Nam Việt Trì) được thành lập theo quyết định số 43/NHCT-QĐ ngày 21/7/1989 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam trên cơ sở tách ra từ NHCT tỉnh Vĩnh Phú và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 13/9/1989.
Đầu năm 1997 do việc chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, theo đó Chi nhánh NHCT Nam Việt Trì cũng được thành lập lại theo quyết định số 06/NHCT-QĐ ngày 17/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam và là chi nhánh trực thuộc ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ.
Ngày 21/02/2006, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam có quyết định 049/QĐ-HĐQT-NHCT theo đó Ngân hàng Công thương Nam Việt Trì chuyển từ chi nhánh cấp II trực thuộc NHCT tỉnh Phú Thọ thành chi nhánh cấp I phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 05/08/2009, Ngân hàng Công thương Nam Việt Trì chuyển đổi và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Việt Trì theo Quyết định 373/QĐ-HĐQT-NHCT1.
Ngày 31/8/2011 Chủ tịch HĐQT NH TMCP Công thương Việt Nam có quyết định số 910/QĐ-HĐQT-NHCT1 theo đó Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Việt Trì được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương.
Từ một chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển với bao thử thách, khó khăn, đến nay Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương đã phần nào tự khẳng định được mình trở thành một trong các chi nhánh Ngân hàng thương mại lớn hoạt động trên địa bàn. Bằng những nỗ lực rất lớn của chi nhánh cộng với sự chỉ đạo, hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hùng Vương đã có nhiều khởi sắc và được đánh giá là một trong các Ngân hàng lớn trên địa bàn về thị phần, sản phẩm dịch vụ đa
dạng, công nghệ ngân hàng hiện đại, đảm bảo chất lượng về cung cấp các sản phẩm dịch vụ, văn minh giao dịch... góp phần phấn đấu, xây dựng Chi nhánh trở thành một Chi nhánh hoạt động kinh doanh đa năng, hiện đại.
Về cơ cấu tổ chức của chi nhánh bao gồm Ban Giám đốc, 6 phòng nghiệp vụ tại Hội sở chính, 2 phòng giao dịch loại I, 5 phòng giao dịch loại II. Các phòng giao dịch được đặt tại những nơi tập trung dân cư và kinh tế phát triển, thuận lợi cho việc huy động vốn, cho vay và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Hùng Vương là huy động nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân để cho các tổ chức kinh tế và các cá nhân có nhu cầu tín dụng vay và thực hiện các nghiệp vụ như: Dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, tài trợ thương mại... thuộc phạm vi, chức năng và nhiệm vụ cho phép.
Địa bàn tỉnh Phú Thọ không rộng nhưng có nhiều tổ chức tín dụng cùng kinh doanh do đó áp lực từ cạnh tranh từ các Ngân hàng trên địa bàn là rất lớn. Tuy nhiên Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Hùng Vương đã cố gắng phấn đấu vươn lên là một trong những ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn, không ngừng phát triển và đổi mới, góp phần đắc lực thực thi chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.
3.1.2. Mô hình tổ chức và chức năng của Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương
Chức năng hoạt động: Là đơn vị thành viên của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và luật các Tổ chức tín dụng.
Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của sở Giao dịch, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đảm bảo an toàn và hiệu quả, đồng thời thực thi các Chính sách tiền tệ và mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương về thực hiện chính sách phát triển kinh tế, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, ổn định lưu thông tiền tệ, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, xoá đói giảm nghèo, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước.
Căn cứ quyết định số 925/2013/QĐ-TGĐ-NHCT1 ngày 14/06/2013 “V/v Ban hành Quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc chi nhánh NHTMCP Công Thương Việt Nam” của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương hiện nay gồm có 6 phòng chức năng và 7 phòng giao dịch được bố trí tập
trung chủ yếu ở khu vực thành phố, khu kinh tế phát triển, nơi tập trung đông dân. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban
- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp
Tham mưu cho Ban giám đốc CN trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh đối với đối tượng KHDN phù hợp với định hướng của NHCT trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của NHCT; và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong từng thời kỳ.
Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh.
- Phòng Bán lẻ
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện nghiệp vụ liên quan đến tín dụng quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trực tiếp quảng cáo tiếp thị giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
Tham mưu cho Ban lãnh đạo CN trong Quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ tại CN/PGD phù hợp với định hướng của NHCT trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của NHCT; và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ được giao theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ.
- Phòng kế toán giao dịch
Là phòng nghiệp vụ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng: Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh: Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.
Tham mưu Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý hệ thống máy tính và điện toán; quản lý, kiểm kê tài sản; công cụ dụng cụ… tại chi nhánh.
-Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng Tiền tệ Kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương VN. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi
tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. -Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Tổ chức - Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.
-Phòng Tổng hợp
Phòng Tổng hợp làm nghiệp vụ trong công tác lập, xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại CN; xử lý nợ có vấn đề.
Theo dõi tình hình biến động của thị trường lãi suất để tham mưu Ban giám đốc CN chính sách lãi suất huy động, lãi suất cho vay một cách linh hoạt, cạnh tranh theo các quy định hiện hành của NHCT nhằm thu hút khách hàng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của CN;
Tính toán, xác định lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra giúp Ban giám đốc triển khai kế hoạch kinh doanh chung toàn CN đạt hiệu quả cao nhất;
Xây dựng kế hoạch, điều hành cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn VNĐ và ngoại tệ hàng ngày tại CN đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương được thể hiện qua Sơ đồ 3.1 sau:
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
GIÁM ĐỐC CÁC PHÕNG GIAO DỊCH (Loại 1, loại 2) PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG BÁN LẺ PHÒNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KH DOANH NGHIỆP PHÒNG TỔNG HỢP
Chi nhánh Hùng Vương
(Nguồn: Phòng TCHC - NHTMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương)
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014
Trong những năm qua, mặc dù kinh doanh trong điều kiện khó khăn chung của cả nước do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên tập thể Chi nhánh đã đoàn kết thống nhất, hết sức nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao trong 3 năm liên tục (2012-2014).
Dưới sự lãnh đạo của cấp Đảng ủy, Chính quyền và các tổ chức Đoàn thể Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương đã thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thể lệ chế độ của ngành; nắm bắt các chủ trương, quan điểm phát triển kinh tế của Nhà nước, địa phương. Xây dựng tổ chức đoàn thể hoạt động đều tay có hiệu quả. Tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán XNK, thanh toán điện tử, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ cho vay.
3.1.3.1. Kết quả công tác huy động vốn
Trong những năm qua, huy động vốn là hoạt động trọng tâm hàng đầu của chi nhánh Hùng Vương. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM, Ban lãnh đạo chi nhánh đã rất sát sao, thường xuyên nắm bắt tình hình thị trường, có chính sách linh hoạt, chỉ đạo các phòng kịp thời. Chi nhánh nghiêm túc thực hiện quy định của NH TMCP Công thương Việt Nam, NHNN về lãi suất huy động.
Công tác chăm sóc khách hàng được chi nhánh rất quan tâm chú trọng và thực hiện xuyên suốt trong năm. Các chương trình chăm sóc khách hàng được xây dựng cụ thể định kì hàng tháng, có sự phối hợp giữa các bộ phận và phân công cho các cán bộ trong chi nhánh.
Bên cạnh việc duy trì quan hệ với các khách hàng tốt, các khách hàng truyền thống và chiến lược, chi nhánh đã đẩy mạnh các hoạt động marketing, tìm kiếm và thu hút các khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng trên thị trường, mở rộng thị phần của chi nhánh.
Ngay từ đầu năm, chi nhánh đã giao kế hoạch nguồn vốn tới từng phòng, từng cán bộ trong chi nhánh. Trong năm, chi nhánh đã thực hiện điều chỉnh giao tăng chỉ tiêu nguồn vốn cho từng cán bộ nhằm nâng cao sự cố gắng nỗ lực của các cá nhân góp phần vào mục tiêu chung của chi nhánh. Từ đó quy mô nguồn vốn của chi nhánh tăng, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự chuyển dịch. Trong đó, nguồn vốn huy động chiếm phần lớn, tuy tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm
có nhiều biến động nhưng nguồn vốn huy động luôn tăng lên. Kết quả cụ thể như trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hùng Vƣơng - Giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng (%) Tổng nguồn vốn 909 100 1035 100 113,8 1270 100 122,7
1. Theo đối tượng
1.1. Tiền gửi doanh nghiệp 170 18,7 186 17,9 109,4 249 19,6 133,9 1.2.Tiền gửi dân cư 484 53,2 602 58,2 124,4 820 64,6 136,2 1.3.Tiền gửi khác 255 28,1 247 23,9 96,9 201 15,8 81,4 2. Theo ngoại tệ
2.1.VNĐ 838 92,2 959 92,7 114,4 1192 93,9 124,3
2.2. Quy VNĐ 71 7,8 76 7,3 107 78 6,1 102,6
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương)
Qua số liệu thu thập vừa tổng hợp trong bản 3.1 ta thấy tổng vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hùng Vương tăng cao qua các năm: Năm 2013 tổng vốn huy động tăng 13,8% so với năm 2012 (tương ứng tăng 126 tỷ đồng); Năm 2043 so với năm 2012 tổng vốn huy động tiếp tục tăng cao 22,7% (tương ứng tăng 235 tỷ đồng). Tín dụng trung và dài hạn là khoản cho vay đem lại lợi nhuận cao cho NH nhưng đi kèm với rủi ro cao, nên nhiều NH chỉ đưa ra cơ cấu tín dụng trung và dài hạn thích hợp, nguồn vốn này cũng vì vậy mà hạn chế. Song song đó, người dân hiện vẫn chuộng gửi tiền kỳ hạn ngắn do lãi suất kỳ hạn dài không cao hơn và nếu thị trường tài chính có biến động sẽ dễ dàng hơn khi rút tiền ra để đầu tư vào lĩnh vực khác. Nếu gửi trung và dài hạn, người gửi tiền đều thương lượng để được lãi suất cao hơn so với lãi suất NH công bố.
Hoạt động cho vay tại Chi nhánh được thực hiện dưới hình thức chủ yếu như: cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), bảo lãnh ngân hàng và các hình thức khác.
Trong những năm qua, Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn. Với phương châm: "Phát triển - An toàn - Hiệu quả" Chi nhánh đã không chạy theo số lượng mà đi vào chất lượng tín dụng. Bằng việc thẩm định kỹ trước khi cho vay cùng với việc phân tích, đánh giá để chọn lọc khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng truyền thống, đồng thời không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm và tiếp thị các khách hàng mới có uy tín và tài chính lành mạnh dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã dần dần được lành mạnh hoá. Với nguồn vốn